Suy nghĩ về “Định-luật Murphy”, “định luật bánh bơ” với phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên

Dựa trên “nền tảng của sự ngẫu-nhiên”, định luật do ông Edward A. Murphy, Jr. người Mỹ nêu ra là: Nếu có hai hay nhiều cách để làm một việc gì thì một trong số đó có thể dẫn tới kết quả xấu mà sự việc thường xảy ra theo chiều hướng đó.

Một bà mẹ phết bơ lên mặt bánh mì mềm cho con, nhưng vô ý đánh rơi, mặt phết bơ đã úp xuống đất. Người ta thử nhiều lần thì đa số đều thấy thế. Vì vậy định luật trên còn có tên là “định luật bánh bơ”.

Edward A. Murphy sau một thời gian dài đúc kết kinh nghiệm từ cá nhân, từ những người quen và bạn hữu cùng nhiều lần thí nghiệm và kiểm chứng, ông công bố định luật mang tên mình. Sau đó ông nói: “Tôi không có ý định bôi đen cuộc đời mà chỉ muốn các vị đề phòng thường xuyên. Một khi đã đề phòng thì tránh được nhiều điều không vui, thế thôi!”.
Một trong các tổ chức đã xem đinh luật này là kim chỉ nam, đó là Không lực Hoa kỳ. Chín năm sau khi công bố, nhà xuất bản Oxford của Anh quốc soạn bộ “Từ điển Oxford” có đưa định-luật này vào gọi là Murphy’s Law. Mãi 54 năm sau khi công bố, định luật Murphy mới được công nhận.

Ở Việt Nam có câu: “Ghét của nào trời cho của đó”, có lẽ cũng phản ánh khía cạnh nào đó của định luật trên.

Nhiều nhà khoa học phản đối định luật này, họ xem đó là sự ngẫu nhiên với lý luận: định luật Murphy chẳng có gì là khoa học cả.

Suy nghĩ, nhận thức của cá nhân:

* Nếu sống hồn nhiên, vô tư bạn sẽ tin vào cái ngẫu nhiên. Cái ngẫu nhiên dường như là một phần cấu thành trong kết quả của cuộc sống.

* Nếu có tư duy logic, tư duy hệ thống bạn sẽ thấy: Tất nhiên và ngẫu nhiên là hai mặt tồn tại trong sự thống nhất tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau; không có cái tất nhiên hay cái ngẫu nhiên thuần tuý. Cái tất nhiên bao giờ cũng tự vạch đường đi cho mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên. Còn cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên, là cái bổ sung cho cái tất nhiên.

Ví dụ, Ph.Ăngghen nhận xét: sự xuất hiện các nhân vật xuất sắc trong lịch sử là tất nhiên do nhu cầu xã hội phải giải quyết những nhiệm vụ chín muồi của lịch sử tạo nên. Nhưng đó là ai lại không phải là cái tất nhiên, vì nó không phụ thuộc trực tiếp vào tiến trình chung của lịch sử. Nếu gạt bỏ nhân vật này thì nhân vật khác sẽ xuất hiện, thay thế. Người này có thể tốt hơn hoặc xấu hơn, nhưng cuối cùng nhất định nó phải xuất hiện.

Ở đây, cái tất nhiên như là khuynh hướng chung của sự phát triển. Khuynh hướng đó thể hiện dưới hình thức cái ngẫu nhiên. Cái ngẫu nhiên cũng không tồn tại thuần túy mà luôn là hình thức thể hiện của cái tất nhiên. Trong cái ngẫu nhiên ẩn giấu cái tất nhiên.

Tất nhiên đóng vai trò chi phối sự phát triển, còn ngẫu nhiên chỉ có thể làm cho sự phát triển diễn ra nhanh hoặc chậm, trong hình thức này hay hình thức khác. Sự phân biệt tất nhiên, ngẫu nhiên có tính tương đối; trong những điều kiện nhất định, chúng chuyển hóa lẫn nhau.

Sự chuyển hóa còn thể hiện: khi xem xét trong mối quan hệ này, thông qua mặt này thì sự vật, hiện tượng đó là cái ngẫu nhiên, nhưng khi xem xét trong mối quan hệ khác, thông qua mặt khác thì sự vật, hiện tượng đó lại là cái tất yếu. Như vậy, ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ có ý nghĩa tương đối nên khi xem xét cần linh hoạt.

VD: Suy nghĩ về một khía cạnh nào đó của sự hình thành, phát triển tính tự chủ, dân chủ của cá nhân trong xã hội dưới góc độ cái tất nhiên và ngẫu nhiên. Trong các gia đình các bạn trẻ sống độc lập (gia đình 2 thế hệ) xuất hiện việc khi cho con nhỏ ăn, không cưỡng ép con phải ăn mà hỏi “con có ăn nữa không”. Nếu con trả lời “không” thì cha mẹ không cho ăn nữa. Đói là cảm giác tự nhiên, tất nhiên của con người khi thiếu những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Xét quan hệ xã hội cụ thể, xã hội hiện tại và cá nhân gia đình thì “Không cưỡng bức trẻ ăn” là cái “ngẫu nhiên” có ở một số gia đình, là kết quả của sự giáo dục, sự thừa nhận tính tự lập, sự dân chủ trong quan hệ với trẻ trong những điều kiện có thể.

Xét quan hệ cá nhân cha mẹ với cá nhân người con thì, “Không cưỡng bức trẻ ăn” lại cũng đồng thời thể hiện cái “tất nhiên” xuất phát từ cái tất nhiên “trẻ không đói” nữa.

Xét mối quan hệ một xã hội cụ thể, hiện tại với các xã hội trước đó, với lịch sử phát triển các xã hội thì “Không cưỡng bức trẻ ăn” không phải là cái “ngẫu nhiên” mà là cái “tất nhiên” thể hiện xu hướng phát triển của văn minh: sự phát triển tính “dân chủ”.

+ Ở một khía cạnh nào đó, Định luật trên cũng có ý nghĩa thiết thực. Nó nhắc ta nên đề phòng các tình huống xấu xảy ra khi giải quyết một viêc. Khi suy tính làm một việc gì chúng ta nên cẩn thận tính đến nhiều tình huống có thể xảy ra, nhất là tình huống xấu, để có phương án sẵn sàng ứng xử.

28-11-2018

Đừng vô tình trở thành người tuyên truyền cho thế lực thù địch

Mình là một Cựu Chiến binh từng “vào sinh ra tử” trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Sau chiến tranh đến nay mình vẫn là giáo viên giảng dạy lý luận chính trị. Mình thường theo dõi thông tin nên biết rằng, lâu nay các thế lực thù đich, với một số kẻ đứng đầu, chống đối lại sự nghiệp xây dựng và bảo về tổ quốc của chúng ta bằng chiến lược chung “Diễn biến hòa bình”.

Một biểu hiện của nó là kích động nhân dân tụ tập thành chỗ đông người, biểu tình. Kinh nghiệm ở nhiều nước khác cho thấy: Họ kích động nhân dân tập trung đông, đi biểu tình. Thế lực thù địch có thể cố tình tung tin xuyên tạc sự thật, hoặc lợi dụng vấn đề gì đó nhân dân đang bức xúc, kích động họ bằng những cách khác nhau để họ ùa ra đường (càng đông càng tốt). Một số người phục vụ cho bọn tay sai phản động trà trộn vào đó làm chuyện bất chính rồi đổ vạ cho người nhà nước đang nắm chính quyền làm, hoặc cho tiền, kích động một số người đập, đốt phá tài sản của nhân dân, của tập thể, của công ty rồi họ quay phim, chụp hình, ghép hình, ghép phim (rất nhiều khi là ghép sai sự thật, “râu ông nọ cắm cằm bà kia”) rồi dùng mạng xã hội lan truyền tin xuyên tạc sự thật, thậm chí tự gây tiếng nổ rồi tuyên truyền chính quyền đàn áp dân lành “biểu tình hòa bình” v.v. Sau đó họ lại kích động dân chúng làm dữ hơn v.v. Ở điểm đỉnh ở một số nước, một số đối tượng thù địch đã lợi dụng lúc đông người lộn xộn, nổ súng sát hại nhân dân, nhân viên, người nhà nước, thậm chí tổ chức làm nhiều việc bậy bạ hơn nữa.
Vì vậy, mình mong rằng, dân ta đừng mắc mưu của các thế lực thù đich để làm những việc bất bình thường (ví dụ như truyền bá những tin không đúng sự thật, không có căn cứ đáng tin cậy, những tin kích động để tụ tập đông người, tự nhiên vận động người ta treo cờ, đứng trước cửa, hoặc bằng những cách khác nhau trở thành những thành viên tạo ra những chỗ tụ tập đông người v.v.).
Không bị kẻ xấu lợi dụng để chia sẻ tin kích động, không tham gia vào những việc bất thường là người yêu nước rồi. Vạch mặt những đối tượng làm bậy bạ là việc có trí tuệ cao hơn.

Phân tích, đánh giá một vấn đề?

Trước một sự vật hiện tượng sẽ có nhiều cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau. Vậy làm thế nào để đánh giá đúng hơn về nó? Vài ví dụ:

+ Nhìn thấy một số hình ảnh người biểu tình đông đúc, sẽ có những đánh giá khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.
+ Ở một khu nhà vệ sinh công cộng có để ba nút bấm đánh giá mức độ phục vụ gắn với biểu tượng mặt cười, mặt bình thường và mặt không vui. Đố bạn biết người ta bấm mặt nào nhiều đó? Cũng như sinh viên khi viết feback nhận xét, đánh giá thầy cô, bạn biết cái gì đôi khi được một hai người viết dài, nhiều, nổi bật nhất không? Và bạn có biết người có thẩm quyền chú ý cái gì không? (Ba biểu tượng mặt cười nói trê, được một thời gian sau mình thấy nó nằm im, không hoạt động nữa).
+ Giảng quy luật phủ định của phủ định, khi nói đến tính kế thừa, mình hỏi SV: Các bạn nghĩ rằng lên đại học các bạn có kế thừa những tính tích cưc phấn đấu như năm cuối học Trung học phổ thông không? Thực tế SV trả lời không như như mình nghĩ.
+ Trên đài truyền hình vài năm trước, có thời gian bình luận  về một Tiến sĩ nói tục. Trong đó có những ý kiến phê phán gay gắt. Mình nghe lạ quá. Tìm hiểu, trên trang web của Giáo dục Việt Nam có một khảo sát 32.786 người tham gia thì 86% trả lời là (?) ….. (bình thường)
+ Một bệnh nhân nữ đi khám phòng khám tư. Sau khi siêu âm, Bác sĩ kết luận hai buồng trứng bình thường, (nhưng thật ra một bên buồng trứng của người này đã bị cắt do u nang).
+ KL: Bạn đừng vội nghĩ rằng sự vật hiện tượng mình thấy đúng như cảm nhận cá nhân mình thấy. Hãy nghe ý kiến của nhiều người. Tuy nhiên nếu bạn nghe ý kiến của nhiều người, thậm chí làm điều tra XH học, nghe kết luận của người có trình độ chuyên môn, thì cũng phải có trình độ phân tích đánh giá nó một cách khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể.
Theo mình, hãy trên nền tảng của tình yêu con người, vì sự tốt đẹp của con người, của xã hội mà tham gia đánh giá. Nếu không bạn sẽ lạc phương hướng, bế tắc. Tất nhiên phải có trình độ lý luận nhất định về lĩnh vực bạn đánh giá. Nếu không, bạn sẽ bị chi phối bởi “yêu nên tốt, ghét nên xấu”.

Cơ chế quản lý kinh tế Việt Nam thời kỳ trước đổi mới, Sự hình thành tư duy của Đảng về kinh tế thị trường trong thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 đến nay) Tiến sĩ Bùi Thanh Quang

         Bài viết căn cứ vào giáo trình đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Văn kiện đại hội đảng toàn quốc lần thứ XII.

1. Cơ chế quản lý kinh tế Việt Nam thời kỳ trước đổi mới, Sự hình thành tư duy của Đảng về kinh tế thị trường thời kỳ đổi mới

a. Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp

Trước đổi mới, cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta là cơ chế kế hoạch hóa tập trung với những đặc điểm chủ yếu là:

Thứ nhất, Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết từ trên xuống dưới. Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh được giao. Tất cả phương hướng sản xuất, nguồn vật tư, tiền vốn, định giá sản phẩm, tổ chức bộ máy, nhân sự, tiền lương… đều do các cấp có thẩm quyền quyết định. Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch, cấp phát vốn, vật tư, doanh nghiệp giao nộp sản phẩm cho Nhà nước. Lỗ thì Nhà nước bù, lãi thì Nhà nước thu.

Thứ hai, các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất đối với các quyết định của mình. Những thiệt hại vật chất do các quyết định không đúng gây ra thì ngân sách Nhà nước phải gánh chịu.

Doanh nghiệp bị trói buộc, vì không có quyền tự chủ, vừa ỷ lại cấp trên, vì không bị ràng buộc trách nhiệm với kết quả sản xuất.

Thứ ba, quan hệ hàng hóa – tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ hiện vật là chủ yếu. Nhà nước quản lý kinh tế thông qua chế độ “cấp phát – giao nộp”.  Vì vậy nhiều hàng hoá quan trọng (sức lao động, phát minh, sáng chế…) không được coi là hàng hoá về mặt pháp lý.

Thứ tư, bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian vừa kém năng động vừa sinh ra đội ngũ quản lý kém năng lực, phong cách cửa quyền, quan liêu nhưng được hưởng thụ cao hơn người lao động.

Chế độ bao cấp được thực hiện dưới các hình thức chủ yếu:

Bao cấp qua giá: Nhà nước quyết định giá trị tài sản, thiết bị, vật tư, hàng hóa thấp hơn giá trị thực của chúng nhiều lần so với giá trị thị trường. Với giá thấp như vậy, coi như một phần những thứ đó được cho không. Do đó, hạch toán kinh tế chỉ là hình thức.

Bao cấp qua chế độ tem phiếu (tiền lương hiện vật): Nhà nước quy định chế độ phân phối vật phẩm tiêu dùng cho cán bộ, công nhân viên, công nhân theo định mức qua hình thức tem phiếu. Chế độ tem phiếu với mức giá khác xa so với giá thị trường đã biến chế độ tiền lương thành lương hiện vật, thủ tiêu động lực kích thích người lao động và phá vỡ nguyên tắc phân phối theo lao động.

Bao cấp qua chế độ cấp phát vốn của ngân sách, nhưng không có chế tài ràng buộc trách nhiệm vật chất đối với các đơn vị được cấp vốn. Nó vừa làm tăng gánh nặng với ngân sách vừa làm cho sử dụng vốn kém hiệu quả, nảy sinh cơ chế “xin cho”.

Trong thời kỳ kinh tế còn tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng thì cơ chế này có tác dụng nhất định, nó cho phép tập trung tối đa các nguồn lực kinh tế vào mục đích chủ yếu trong từng giai đoạn và điều kiện cụ thể, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa theo xu hướng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Nhưng nó lại thủ tiêu cạnh tranh, kìm hãm tiến bộ khoa học – công nghệ, triệt tiêu động lực kinh tế đối với người lao động, không kích thích tính năng động, sáng tạo của các đơn vị sản xuất, kinh doanh.

Khi nền kinh tế thế giới chuyển sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu dựa trên cơ sở áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ hiện đại thì cơ chế quản lý này càng bộc lộ những khiếm khuyết, làm cho kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, trong đó có ta, lâm vào trì trệ, khủng hoảng.

Trước đổi mới, do chưa thừa nhận sản xuất hàng hóa và cơ chế thị trường, chúng ta xem kế hoạch hóa là đặc trưng quan trọng nhất của kinh tế xã hội chủ nghĩa, phân bổ mọi nguồn lực theo kế hoạch là chủ yếu; coi thị trường chỉ là một công cụ thứ yếu bổ sung cho kế hoạch. Không thừa nhận trên thực tế sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ, lấy kinh tế quốc doanh và tập thể là chủ yếu, muốn nhanh chóng xóa sở hữu tư nhân và kinh tế cá thể tư nhân; xây dựng nền kinh tế khép kín. Nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng.

b. Nhu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế

Dưới áp lực của tình thế khách quan, nhằm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, chúng ta đã có những bước cải tiến về nền kinh tế theo hướng thị trường, tuy nhiên còn chưa toàn diện, chưa triệt để. Đó là khoán sản phẩm trong nông nghiệp theo chỉ thị 100 -CT-TW của Ban Bí thư Trung ương khóa IV; bù giá vào lương ở Long An; Nghị quyết TW8 khóa V (1985) về giá – lương – tiền; thực hiện Nghị định 25 và Nghị định 26 – CP của Chính phủ… Tuy vậy, đó là những căn cứ thực tế để Đảng đi đến quyết định thay đổi cơ chế quản lý kinh tế.

Đề cập sự cần thiết đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, Đại hội VI khẳng định: “Việc bố trí lại cơ cấu kinh tế phải đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp từ nhiều năm nay không tạo được động lực phát triển, làm suy yếu kinh tế xã hội chủ nghĩa, hạn chế việc sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế khác, kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất lượng, hiệu quả, gây rối loạn trong phân phối lưu thông và đẻ ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội”. Vì vậy, việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trở thành nhu cầu cần thiết và cấp bách.

2. Sự hình thành tư duy của Đảng về kinh tế thị trường thời kỳ đổi mới

a. Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội VIII

So với thời kỳ trước đổi mới, nhận thức về kinh tế thị trường có sự thay đổi căn bản và sâu sắc:

Một là, kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại.

Lịch sử phát triển nền sản xuất xã hội cho thấy sản xuất và trao đổi hàng hóa là tiền đề quan trọng cho sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường. Trong quá trình sản xuất và trao đổi, các yếu tố thị trường như cung, cầu, giá cả là yếu tố điều tiết quá trình sản xuất hàng hóa, phân bổ các nguồn lực kinh tế và tài nguyên thiên nhiên như vốn, tư liệu sản xuất, sức lao động… phục vụ cho sản xuất và lưu thông. Thị trường giữ vai trò là một công cụ phân bổ các nguồn lực kinh tế. Trong một nền kinh tế khi các nguồn lực kinh tế được phân bổ bằng nguyên tắc thị trường thì người ta gọi đó là kinh tế thị trường.

Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hoá đã có mầm mống từ trong xã hội nô lệ, hình thành trong xã hội phong kiến và phát triển cao trong chủ nghĩa tư bản. Do đó chúng giống nhau:

– Có cùng bản chất đều nhằm sản xuất ra để bán

– Đều nhằm mục đích giá trị và đều trao đổi thông qua quan hệ hàng hóa – tiền tệ.

– Đều dựa trên cơ sở phân công lao động xã hội và các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, làm cho những người sản xuất vừa độc lập, vừa phụ thuộc vào nhau. Trao đổi mua bán hàng hóa là phương thức giải quyết mâu thuẫn trên.

Chúng có sự khác nhau về trình độ phát triển:

– Kinh tế hàng hóa ra đời từ kinh tế tự nhiên, đối lập với kinh tế tự nhiên, nên trình độ còn thấp, chủ yếu là sản xuất hàng hóa tư nhân, quy mô nhỏ bé, kỹ thuật thủ công, năng suất thấp.

– Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa phát triển cao, lấy khoa học, công nghệ hiện đại làm cơ sở, và nền sản xuất xã hội hóa cao.

– Kinh tế thị trường trong chủ nghĩa tư bản đạt đến trình độ cao, đến mức chi phối toàn bộ cuộc sống của con người trong xã hội đó. Điều đó khiến cho người ta nghĩ rằng kinh tế thị trường là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản.

Kinh tế thị trường không phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại. Chỉ có thể chế kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa hay cách sử dụng kinh tế thị trường theo lợi nhuận tối đa của chủ nghĩa tư bản mới là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản.

Hai là, kinh tế thị trường còn tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Sở dĩ nói như vậy vì:

– Kinh tế thị trường xét dưới góc độ “một kiểu tổ chức kinh tế” là phương thức tổ chức vận hành nền kinh tế, là phương tiện điều tiết kinh tế lấy cơ chế thị trường làm cơ sở để phân bổ các nguồn lực kinh tế và điều tiết mối quan hệ giữa người với người. Do đó chủ nghĩa xã hội cũng có thể lựa chọn kiểu tổ chức này.

– Kinh tế thị trường không đối lập với chủ nghĩa xã hội, nó tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và cả trong chủ nghĩa xã hội vì: nó không đối lập với các chế độ xã hội, nó chỉ đối lập với kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc; nó không phải là đặc trưng bản chất cho chế độ kinh tế cơ bản của xã hội; nó tồn tại và phát triển ở nhiều phương thức sản xuất khác nhau, là thành tựu chung của văn minh nhân loại; nó vừa có thể liên hệ với chế độ tư hữu, vừa có thể liên hệ với chế độ công hữu và phục vụ cho chúng.

Cho nên, xây dựng và phát triển kinh tế thị trường không phải là phát triển tư bản chủ nghĩa hoặc đi theo con đường tư bản chủ nghĩa và tất nhiên, xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa cũng không dẫn đến phủ định kinh tế thị trường.

Đại hội VII của Đảng (6 – 1991) trong khi khẳng định chủ trương tiếp tục xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế quốc dân thống nhất, đã đưa ra kết luận quan trọng:

– Sản xuất hàng hóa không đối lập với chủ nghĩa xã hội, nó tồn tại khách quan và cần thiết cho xây dựng xã hội chủ nghĩa.

– Cơ chế vận hành của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là “cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước” bằng pháp luật, kế hoạch chính sách và các công cụ khác. Trong cơ chế kinh tế đó, các đơn vị kinh tế có quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh, quan hệ bình đẳng, cạnh tranh hợp pháp, hợp tác và liên doanh có hiệu quả, nhà nước quản lý nền kinh tế để định hướng dẫn dắt các thành phần kinh tế, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, nhà nước quản lý nền kinh tế để định hướng dẫn dắt các thành phần kinh tế, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội.

Tiếp tục đường lối trên, Đại hội VIII (6 – 1996) đề ra nhiệm vụ đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ba là, có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Kinh tế thị trường tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ vì vậy có thể và cần thiết phải sử dụng nó để xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Kinh tế thị trường có vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội vì khi lấy thị trường làm phương tiện có tính cơ sở cho sự phân bổ các nguồn lực kinh tế thì nó có những đặc điểm chủ yếu sau:

– Chủ thể kinh tế có tính độc lập, có quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, lỗ, lãi tự chịu.

– Giá cả cơ bản do cung cầu điều tiết, hệ thống thị trường phát triển đồng bộ và hoàn hảo.

– Nền kinh tế có tính mở cao và vận hành theo quy luật vốn có của kinh tế thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh.

– Có hệ thống pháp quy kiện toàn và sự quản lý vĩ mô của Nhà nước.

Trước đổi mới, do chưa thừa nhận còn tồn tại sản xuất hàng hóa và cơ chế thị trường nên chúng ta đã xem kế hoạch là đặc trưng quan trọng nhất của kinh tế xã hội chủ nghĩa, đã thực hiện phân bổ mọi nguồn lực theo kế hoạch là chủ yếu, còn thị trường chỉ là một công cụ thứ yếu bổ sung cho kế hoạch, do đó không cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Trong thời kỳ đổi mới, chúng ta ngày càng nhận rõ vai trò của kinh tế thị trường nên đã dùng cơ chế thị trường làm cơ sở phân bổ các nguồn lực kinh tế, dùng tín hiệu giá cả để điều tiết chủng loại và số lượng hàng hóa, điều hòa quan hệ cung cầu, điều tiết tỷ lệ sản xuất thông qua cơ chế cạnh tranh, thúc đẩy cải tiến bộ, đào thải cái lạc hậu, yếu kém. Chúng ta đã đạt được những kết quả to lớn.

Thực tiễn đổi mới ở nước ta cũng đã chứng minh sự cần thiết và hiệu quả của việc sử dụng kinh tế thị trường làm phương tiện xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Thực tế cho thấy, chủ nghĩa tư bản đã biết kế thừa và khai thác có hiệu quả các lợi thế của kinh tế thị trường để phát triển.

b. Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội IX đến Đại hội XII

Đại hội IX của Đảng (4-2001) xác định:

Mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là bước chuyển quan trọng từ nhận thức kinh tế thị trường như một công cụ, một cơ chế quản lý, sang coi kinh tế thị trường như một chỉnh thể, là cơ sở kinh tế của sự phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

– Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là “Một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và chịu sự chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội”. Các thế mạnh của “thị trường” được sử dụng để “phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật – của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân”[1].

Tính “định hướng xã hội chủ nghĩa” được thể hiện trên cả ba mặt của quan hệ sản xuất: sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối, nhằm mục đích cuối cùng là “dân giàu, nước mạnh, tiến lên hiện đại trong một xã hội do dân làm chủ, nhân ái, có văn hóa, có kỷ cương, xóa bỏ áp bức bất công, tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc”.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không phải là kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc, cũng không phải kinh tế kế hoạch hóa tập trung, cũng không phải là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và cũng chưa hoàn toàn là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa vì chưa có đầy đủ các yếu tố xã hội chủ nghĩa. Tính “định hướng xã hội chủ nghĩa” làm cho mô hình kinh tế thị trường ở nước ta khác với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.

Kế thừa tư duy của Đại hội IX, Đại hội X đã làm sáng tỏ thêm nội dung cơ bản của Định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở nước ta, thể hiện ở bốn tiêu chí là:

  1. Về mục đích phát triển: Mục đích của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta nhằm thực hiện “ dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát khỏi nghèo và từng bước khá giả hơn”.

Mục tiêu trên thể hiện rõ mục đích phát triển kinh tế vì con người, giải phóng lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để nâng cao đời sống cho mọi người, mọi người đều được hưởng những thành quả phát triển. Ở đây thể hiện sự khác biệt với mục đích tất cả vì lợi nhuận phục vụ lợi ích của các nhà tư bản, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa tư bản.

  1. Về phương hướng phát triển:

Phát triển nền kinh tế với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế là nhằm giải phóng mọi tiềm năng để phát triển trong mọi thành phần kinh tế, trong mỗi cá nhân và mọi vùng miền… phát huy tối đa nội lực để phát triển nhanh nền kinh tế.

Phát triển các thành phần kinh tế. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là công cụ chủ yếu để nhà nước điều tiết nền kinh tế, định hướng cho sự phát triển vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Để giữ vai trò chủ đạo kinh tế nhà nước phải nắm được các vị trí then chốt của nền kinh tế bằng trình độ khoa học, công nghệ tiên tiến, hiệu quả sản xuất kinh doanh cao.

Tiến lên chủ nghĩa xã hội đặt ra yêu cầu nền kinh tế phải được dựa vào nền tảng của sở hữu toàn dân về các tư liệu sản xuất chủ yếu.

  1. Về định hướng xã hội và phân phối: Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước đi và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với phát triển xã hội, văn hóa, giáo dục và đào tạo, giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người.

Quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội vừa đảm bảo sự phát triển bền vững, vừa thể hiện rõ định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế, hạn chế tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, thực hiện mục tiêu phát triển con người.

Trong lĩnh vực phân phối, định hướng xã hội chủ nghĩa được thể hiện qua chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội. Đồng thời để huy động mọi nguồn lực kinh tế cho sự phát triển còn thực hiện phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác.

  1. Về quản lý: Phát huy vai trò làm chủ xã hội của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng là sự thể hiện rõ rệt định hướng xã hội chủ nghĩa và cũng là sự khác biệt cơ bản giữa kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước xã hội chủ nghĩa bằng pháp luật đảm bảo mục đích của nền kinh tế, sự vận động của chế độ sở hữu, phân phối theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của kinh tế thị trường, đảm bảo quyền lợi chính đáng của mọi con người.

Hoàn thiện nhận thức và chủ trương về nền kinh tế nhiều thành phần, Đại hội X khẳng định:

“Trên cơ sở ba chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể, tư nhân) hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, tư bản tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.

Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế”.

Trên cơ sở phát triển lý luận và tổng kết thực tiễn, Đại hội XI khẳng định: Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Về lâu dài, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Trong 5, 10 năm tới, không xác định thành phần kinh tế nào đóng vai trò nền tảng. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển. Các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh tế đa dạng ngày càng phát triển.

Đại hội 12 của Đảng ta đã tiếp tục làm sáng tỏ thêm nội dung cơ bản của Định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở nước ta.

Trên cơ sở Phương hướng, mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đại hội đã xác định: Tiếp tục thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với các nội dung sau:

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.

Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất;

Có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật;

Thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường. Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh;

Sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế – xã hội.

Tuy nhiên Đại hội cũng khẳng định: Những nhận thức có giá trị định hướng trên đây cần được tiếp tục cụ thể hóa, thể chế hóa phù hợp với từng giai đoạn phát triển trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Đến năm 2020, phấn đấu cơ bản hoàn thiện đồng bộ hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo các tiêu chuẩn phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế.

“Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng”. Nguồn: http://nhandan.com.vn/chinhtri/item/29115302-bao-cao-chinh-tri-cuaban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-xi-tai-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-xii-cuadang.html

[1] Đảng CSVN, Văn kiện ĐH Đảng TQ lần thứ IX, Nxb. CTQG, HN, 2001, tr. 86-87

HOÀN THIỆN CHUẨN ĐẦU RA, GIẢM TẢI NỘI DUNG CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY, KIỂM TRA, THI LÝ THUYẾT NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO TÍN CHỈ THEO CHUẨN ĐẦU RA Ts. Bùi Thanh Quang

                                                                                           Ts. Bùi Thanh Quang [1]

Bài đăng tạp chí KH: “Văn hoá &Du lịch” số 2 tháng 12 -2011, trang 39-52 (saigonact mục tin tức -> tạp chí văn hoá, du lịch)

TÓM TẮTDSC_0664BW

Bài viết nêu lên một số vấn đề nan giải trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ như việc định chuẩn đầu ra còn mang tính hình thức, nội dung giáo trình nặng nề, phương pháp giảng dạy nặng về đọc-chép, kiểm tra thường xuyên chỉ là hình thức, kết quả thi, đánh giá chưa phản ánh được chuẩn đầu ra, từ đó bàn luận về giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo tín chỉ qua từng bước hoàn thiện và phân cấp chuẩn đầu ra, giảm tải nội dung, cải tiến phương pháp giảng dạy, cải tiến công tác kiểm tra, thi lý thuyết bằng kết hợp trắc nghiệm với tự luận theo chuẩn đầu ra.

ABSTRAST

The article raises some hard-solving problems in credit-based training systems such as unrealistic output criteria, too theoretic content, teaching methodology, in most cases, based on reading & note-taking, pro forma regular tests, and tests and exams’ results failing to reflect the output criteria. Based on the problems stated, the article suggests some solutions to increase the effectiveness of credit-based training systems via step by step improving and categorizing output criteria, reducing the content load of curricula, improving teaching methodologies, improving testing process such as combining multiple choice and writing tests in exams based on the output criteria.

NỘI DUNG

Đào tạo theo hệ thống tín chỉ là bước chuyển từ hệ thống đào tạo theo niên chế trước kia. Hệ thống đào tạo theo niên chế đã tạo ra những lớp người đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, tuy nhiên nó cũng có những  bất cập. Chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ nhằm đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước trong điều kiện mới, hệ thống này cũng không tránh khỏi những vấn đề bất cập. Bài viết bàn về một số vấn đề cơ bản để nâng cao hiệu quả giáo dục qua từng bước hoàn thiện và phân cấp chuẩn đầu ra (CĐR), giảm tải nội dung, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, thi lý thuyết theo CĐR trong đào tạo theo tín chỉ.

I. Thực trạng vấn đề thực hiện chuẩn đầu ra

CĐR được các trường chuyên nghiệp đưa ra năm 2010 theo Công văn số 2196/BGDĐT-GDĐH ngày 22/4/2010. Đây là một việc mới mẻ, đòi hỏi phải có thời gian nhận thức và điều chỉnh, cho nên ở hầu hết các trường đào tạo chuyên nghiệp việc xây dựng CĐR còn mang tính hình thức; từ chưa định CĐR tốt và thừa kế cả cái hay và cái chưa hay của giai đoạn đào tạo theo niên chế nên các giáo trình nhìn chung đều có nội dung quá nhiều, chậm hoặc ít thay đổi để phản ánh tính thời sự của thực tiễn, chưa thiết kế đủ phần thực hành hoặc thiết kế còn mang nặng tính hình thức, cùng một giáo trình lại thực hiện cho nhiều ngành ngề khác nhau; Giáo viên (GV) thường sao chép giản đơn các giáo trình thành bài giảng cá nhân, nên nội dung nặng nề; việc kiểm tra, thi chưa đánh giá được CĐR.

Nhận định như trên vì: với mỗi học phần, CĐR còn mang tính định tính, thiếu định lượng; việc chuyển CĐR thành đề cương chi tiết học phần để thực hiện chuẩn cho cho từng bài, từng chương chưa chỉ ra được những vấn đề cơ bản, chủ yếu, những vấn đề quan trọng của học phần.

Nhìn chung ngay trong các bài giảng nhiều GV không đề cập tới mục đích yêu cầu của chương, bài, mà chính vấn đề này là cụ thể hoá của CĐR. Một số có GV đề cập đến cũng chỉ để đối phó với công tác quản lý chứ chưa phải là để quán triệt sâu sắc nó trong SV, từ đó dạy và học chưa tập trung cho thực hiện CĐR.

Việc kiểm tra, thi thường bằng hình thức tự luận (TL). Việc ra đề thi với số lượng câu hỏi quá ít, lại nhằm vào các đề mục, tiểu đề mục của giáo trình nên chưa bao quát được nội dung theo CĐR.

Ví dụ, ba học phần: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, học 10 tín chỉ, giáo trình ba học phần dài 1021 trang. Bình quân mỗi tiết (50 phút) GV phải giảng 6,8 trang. Với một GV có kinh nghiệm, 6,8 trang này viết tóm tắt, khái quát mất khoảng 30 phút, SV viết hết khoảng 45 phút. Như vậy số lượng đề thi cho một học trình có lẽ phải hàng chục câu hỏi?

Theo quy chế 43 [1], điểm học phần được tính căn cứ vào một phần hoặc tất cả các điểm đánh giá bộ phận, bao gồm: điểm kiểm tra thường xuyên; Điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận; Điểm đánh giá phần thực hành; Điểm chuyên cần; Điểm thi giữa học phần; Điểm tiểu luận và điểm thi kết thúc học phần, trong đó điểm thi kết thúc học phần là bắt buộc cho mọi trường hợp và có trọng số không dưới 50%. Thông thường các trường lấy điểm bình quân các lần kiểm tra thường xuyên hoặc lấy điểm thi giữa kỳ để tính hệ số 30%, còn lại điểm thi 70%. Việc kiểm tra thường xuyên hoặc thi giữa kỳ nhìn chung thường thiếu khách quan.

Từ một số vấn đề nêu trên, cả người quản lý và người dạy đều trăn trở: làm thế nào để nâng cao hiệu quả theo CĐR? Để góp phần bàn luận, chúng tôi cho rằng cần thực hiện điều chỉnh CĐR, giảm tải nội dung, cải tiến phương pháp giảng dạy, cải tiến công tác kiểm tra, thi lý thuyết bằng kết hợp trắc nghiệm với tự luận theo chuẩn đầu ra.

II. Điều chỉnh chuẩn, giảm tải nội dung, dạy-học, kiểm tra, thi theo chuẩn đầu ra

1. Điều chỉnh chuẩn đầu ra

a. Nâng cao chất lượng chuẩn đầu ra của ngành đào tạo

“CĐR là quy định về nội dung kiến thức chuyên môn; Kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức công nghệ và giải quyết vấn đề; Công việc mà SV có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp và các yêu cầu đặc thù khác đối với từng trình độ, ngành đào tạo”[2].

Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn xây dựng CĐR. CĐR của ngành bao gồm nhiều nội dung, trong đó bao gồm các yêu cầu chuẩn về kiến thức; Về kỹ năng (kỹ năng cứng, kỹ năng mềm); Yêu cầu về thái độ. Việc xây dựng CĐR của ngành là một quá trình, không thể xây dựng một lần là xong vì: Một là, thực chất khi xây dựng CĐR mới chỉ là xác định mục đích, yêu cầu đào tạo của ngành của trường, còn CĐR đó đáp ứng được nhu cầu của xã hội mức độ nào lại phải điều tra, khảo sát, nghiên cứu những SV sau một thời gian ra trường, làm việc. Thứ hai, việc xây dựng CĐR vừa qua còn mang tính hình thức. Các chuyên gia giáo dục đại học đều đánh giá hiện nay CĐR mà các trường công bố chỉ là hình thức và không có cơ sở để giám sát. Thậm chí TS. Vũ Thị Phương Anh – Phó giám đốc Trung tâm bồi dưỡng và hỗ trợ chất lượng giáo dục của Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, kết luận: “Việc công bố CĐR của các trường như hiện nay, thực chất chỉ là hình thức và hoàn toàn vô ích. Các trường công bố CĐR chỉ là những phát biểu do chính nhà trường đưa ra, và không ai biết chắc những CĐR đó có thể đạt được hay không”; Để thực sự đúng nghĩa CĐR “Cần phải có các tổ chức chuyên nghiệp để đo năng lực người học, đó là những đơn vị thứ 3”[3].

Do đó Bộ GD-ĐT đã quy định, hằng năm nhà trường phải rà soát, điều chỉnh CĐR cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, sự phát triển của khoa học công nghệ và đặc biệt là đáp ứng nhu cầu xã hội.

b. Xây dựng chuẩn đầu ra các học phần, đề cương chi tiết học phần

Trên cơ sở CĐR của ngành đào tạo, các bộ môn xây dựng CĐR của học phần. CĐR kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của học phần được thể hiện cụ thể trong các chương trình học phần, được thực thi trong toàn bộ hoạt động giáo dục (giảng dạy, học tập, thực hành, thực tế môn học).

CĐR học phần bao gồm chuẩn của mỗi đơn vị kiến thức của học phần (mỗi học trình, mỗi bài hoặc chương, chủ đề, chủ điểm, mô đun).

CĐR kiến thức, kĩ năng, thái độ của một đơn vị kiến thức là các yêu cầu mà SV cần đạt được sau khi hoàn thành đơn vị kiến thức ấy. Các CĐR này cần xác định được ở mức độ chi tiết, cụ thể về các kiến thức, nội dung kỹ năng mà SV cần phải đạt được bằng định tính hoặc định lượng. Các CĐR này sẽ trở thành các nội dung của chương trình môn học.

Về kiến thức: SV phải hiểu rõ và nắm vững các khái niệm, định nghĩa, các kiến thức cơ bản trong giáo trình môn học, để từ đó có thể phát triển năng lực nhận thức ở cấp cao hơn.

Các mức độ kiến thức đạt được thường được xác định với 6 mức độ: biết, hiểu, vận dụng, phân tích & tổng hợp, đánh giá.

Về kĩ năng: SV phải từ biết bắt chước tiến lên tự thao tác, chuẩn hoá, phối hợp, tự động hoá (hoặc vận dụng các kiến thức môn học đã học để trả lời câu hỏi, giải bài tập, làm thực hành; Có kĩ năng tính toán, vẽ hình, dựng biểu đồ,…)

c. Chú trọng phân cấp trong chuẩn đầu ra học phần

Theo chúng tôi, CĐR kiến thức, kĩ năng, thái độ ví như bộ xương cốt trong cơ thể con người. CĐR này có thể nên tiến tới phân định rạch ròi các cấp độ:

Cấp thứ nhất của chuẩn là yêu cầu SV nắm vững tính hệ thống của những nội dung cơ bản, chủ yếu của môn học trên cơ sở nắm vững các khái niệm, định nghĩa, định lý, định luật.

Cấp thứ hai của chuẩn yêu cầu SV nắm được những vấn đề cơ bản, chủ yếu, những vấn đề quan trọng của học phần (bao gồm các khái niệm, định nghĩa) mà SV ở trình độ đạt yêu cầu nhất thiết phải nắm được (nhưng SV chưa nắm vững tính hệ thống). Cấp này có thể mô tả là tri thức “xương cốt” (rộng hơn kiến thức cốt lõi) chiếm độ khoảng 1/8 nội dung học phần.

Cấp thứ ba là những tri thức còn lại tạo nên tính toàn vẹn của học phần.

CĐR của mỗi đơn vị kiến thức phải được thể hiện một cách tường minh qua mục đích, yêu cầu, các câu hỏi ôn tập, thảo luận, kiểm tra của mỗi chương, bài, qua hệ thống ngân hàng đề thi.

d. Tác dụng của chuẩn đầu ra và phân cấp chuẩn đầu ra

Xây dựng được CĐR sẽ tạo ra cách tiếp cận lấy sinh viên làm trung tâm, nó đánh dấu một bước chuyển đổi từ nội dung những gì GV cần dạy trở thành CĐR, là những khả năng mà SV có thể làm được khi tốt nghiệp chuyên ngành. CĐR có thể:

– Giúp SV biết rõ trong tương lai họ sẽ như thế nào, từ đó họ cần cố gắng  trong học tập để cùng GV tập trung vào những tri thức, kỹ năng thiết thực.

– Giúp nhà tuyển dụng có thông tin về các ứng viên khi tốt nghiệp, trong đó một thông tin quan trọng trong hồ sơ là bảng điểm học tập.

Phân cấp được CĐR có tác dụng thiết thực:

– Làm cơ sở cho biên soạn bài giảng, giáo trình theo hướng giảm tải nội dung, làm cho nội dung dạy học ngày càng phù hợp với SV mỗi ngành, mỗi trường.

– Việc dạy và học sẽ có trọng tâm, hệ thống; Việc kiểm tra, thi sẽ có định hướng theo CĐR một cách có ý thức, có kế hoạch; Hạn chế tình trạng “dạy tủ”, “học tủ”, góp phần làm giảm tiêu cực, dạy lỏi (bỏ bớt nội dung), hạn chế tình trạng quá tải do đưa thêm nội dung làm môn học trở nên nặng nề; Tạo điều kiện cơ bản, quan trọng để có thể tổ chức đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập; Việc dạy, học, kiểm tra, thi và đánh giá có sự thống nhất.

– Việc định CĐR học phần đúng còn cho phép ta định lượng được những yêu cầu cho hệ trung cấp, hệ cao đẳng, hệ đại học, hệ nghề theo hướng liên thông.

Với định CĐR theo ý tưởng trên, thì định đúng CĐR, soạn bài giảng không thể làm một lần là xong, đồng thời người định CĐR, soạn bài giảng, giáo trình  phải thực sự là GV tâm huyết với nghề, đủ chuẩn để viết.

2. Giảm tải nội dung, dạy – học theo chuẩn đầu ra

a. Giảm tải nội dung qua quán triệt chuẩn đầu ra để soạn bài giảng

Khâu tiên quyết quyết định là cần quán triệt CĐR, đề cương chi tiết trong biên soạn ra bài giảng. Để biên soạn bài giảng, theo chúng tôi, chúng ta nên chú ý bốn vấn đề thực tế sau đây:

Một là, như đã nêu trên, đặc điểm của các giáo trình của toàn hệ thống giáo dục hiện nay là nội dung quá nhiều, chậm thay đổi, ít thay đổi để phản ánh tính thời sự của thực tiễn, chưa thiết kế tốt phần thực hành, cùng một giáo trình lại thực hiện cho nhiều ngành ngề khác nhau. GV thường sao chép giản đơn các giáo trình thành bài giảng cá nhân, nên nội dung nặng nề.

Hai là, theo điều tra xã hội học (ĐTXHH) một số năm của chúng tôi, 60% SV thường chỉ tự học trung bình 2 giờ/ngày [4. Tr.135].

Ba là, trong thi TL tình trạng quay cóp trong SV là phổ biến. ĐTXHH với  từ 520 đến 730 SV năm thứ nhất, thứ hai và thứ ba ở một số lớp, trong một số trường qua một số năm vừa qua cho thấy: Có 76% SV cho rằng SV sử dụng phao thi nhiều, phổ biến; Có 24% SV khẳng định mình không bao giờ sử dụng phao thi [5. Tr.134].

Đặc biệt trong thi tốt nghiệp Lý luận chính trị bằng hình thức thi TL ở một trường cao đẳng, được tổ chức coi thi hết sức nghiêm ngặt vào tháng 8-2011, khi ĐTXHH 2 phòng thi 79 SV thì chỉ có 26 SV không sử dụng phao thi, chiếm 33%. Các bài thi thường có nội dung giống nhau, giống như giáo trình hoặc giống tài liệu hướng dẫn ôn thi do dùng phao thi.

Bốn là, trong điều kiện thực tế trên, chúng ta còn có một mâu thuẫn là phải vừa giảm thời gian lên lớp, vừa thực hiện yêu cầu “Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ (15 tiết) SV phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân”.

Từ bốn vấn đề thực tế trên, chúng tôi cho rằng cần tinh giản, giảm tải nội dung bài giảng. (Bắt đầu từ năm học 2011 – 2012, Bộ GD&ĐT sẽ thực hiện giảm tải chương trình sách giáo khoa các bậc học, từ lớp 1 đến lớp 12 ở tất cả các môn, nội dung dạy học được giảm tải theo 5 tiêu chí). Cần có những GV đủ chuẩn viết bài giảng, giáo trình có quyết tâm và chiến lược giảm tải nội dung, tăng ví dụ thực tế trên cơ sở biên soạn “Bài giảng” có tính chất chung (có thể gọi là bài giảng mẫu, hay bài giảng chung). (Bộ GD&ĐT quy định:“Đối với hoạt động tham gia xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, sách tham khảo theo ngành, chuyên ngành thỉnh giảng, nhà giáo thỉnh giảng phải đảm bảo ít nhất một trong các yêu cầu sau: Có công trình khoa học được công bố trên tạp chí khoa học hoặc trong tuyển tập hội thảo khoa học trong, ngoài nước; Có sách chuyên khảo đã được xuất bản; Có đề tài nghiên cứu khoa học được nghiệm thu đạt yêu cầu từ cấp khoa và tương đương trở lên; Có hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được nghiệm thu, thanh lý [6]).

Bài giảng này cần chú ý:

– Cần chỉ rõ mỗi bài, mỗi chương, mỗi mục khi thực hiện bài giảng trên lớp cần tập trung những vấn đề xương cốt nào.

– Cần lược bỏ được những nội dung không thiết thực, quá rộng, trùng lắp với môn học khác, thiếu tính hệ thống, không tạo nên “xương cốt” nội dung. Cân nhắc thận trọng, có thể lược bỏ những nội dung quá cao, quá khó.

– Các luận điểm cần nêu bật ở đầu mỗi đoạn, sau đó mới trình bày, phân tích, chứng minh. Tìm cách diễn đạt nội dung bằng câu ngắn, ngôn ngữ thông dụng, dễ hiểu, tránh cách diễn đạt hàn lâm với những câu cấu trúc phức tạp.

– Cần chú trọng lấy ví dụ, dẫn chứng để minh hoạ cho việc phân tích, chứng minh các luận điểm từ thực tiễn. Cần chú trọng các ví dụ mang tính thời sự, phản ánh những thay đổi của khoa học, của thực tiễn nghề, tạo nên tính sinh động hấp dẫn, không khô cứng của lý thuyết. Những ví dụ không nhất thiết phải trình bày trên giảng đường mà có thể chỉ cần in vào bài giảng để SV tự đọc. (Nếu tham khảo các giáo trình như Kinh tế học của Paul A. Samuelson giáo sư đại học Massachusetts institute of Technology, Kinh tế học của David Begg…Giáo sư kinh tế học của trường Tổng hợp Luân Đôn, Kinh tế vĩ mô của N. Gregory Mankiw trường đại học Ha-vớt, Nhập môn xã hội học của Tony Bilton, Kenvin Bonnett… v.v. là những giáo trình mẫu mực thì ta sẽ thấy vô cùng hấp dẫn bới những ví dụ minh hoạ từ thực tiễn kinh tế, xã hội).

– Trong bài giảng cũng nên tập trung vào những chương quan trọng, thiết thực cho thực tế.

– Mục đích yêu cầu của học phần, phân số tiết thực hiện của mỗi chương, bài cần công khai, in vào bài giảng.

– Mỗi chương, bài, cần có phần tóm tắt. Ví dụ, nội dung giáo trình dài 8 trang, có thể cần khái quát lại vấn đề với một nội dung “xương cốt” với một đề cương tóm tắt lại chỉ còn trên, dưới 1 trang.

Có lẽ GV nên đặt câu hỏi: cái gì thiết thực là hành trang cho SV “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình[2] để định hướng cho mỗi tiết, mỗi bài giảng. Nên từ bỏ cách dạy là, cố gắng “chạy đua” với thời gian để trình bày hết những vấn đề có trong giáo trình, và cần chống cách “dạy lỏi”, bỏ nội dung, vì nó phản hiệu quả.

b. Quán triệt sâu sắc chuẩn đầu ra, mục đích yêu cầu của mỗi bài cho sinh viên

Sau khi có bài giảng, GV cần dành một thời gian hợp lý để trao đổi khi bắt đầu một chương, bài, làm cho SV nắm vững mục đích, yêu cầu của chương, bài theo CĐR. Cần tránh việc khi lên lớp GV chỉ đọc lướt qua mục đích, yêu cầu của chương, bài cho qua chuyện.

c. Dạy, học tập trung vào chuẩn đầu ra

Để đảm bảo yêu cầu CĐR về tri thức, các nội dung dạy và học, các câu hỏi phát vấn, ôn tập cần có tính khái quát hoá, tổng hợp cao trên cơ sở nắm vững các phạm trù, khái niệm, các quy luật. Kiến thức phải tinh gọn, tập trung vào những vấn đề cơ bản, chủ yếu, những vấn đề quan trọng của học phần theo hướng đảm bảo tính hệ thống.

Vì sao phải chú trọng tính hệ thống của tri thức? Vì tư duy hệ thống dựa vào các phạm trù, khái niệm là yêu cầu đặc trưng của SV. Trình độ tư duy hệ thống của SV ta rất hạn chế vì ảnh hưởng của tư duy kinh tế nông nghiệp nhỏ và chế độ bao cấp; Thời gian chuyển sang kinh tế thị trường của ta chưa nhiều, lại chịu ảnh hưởng của phương pháp giáo dục nặng về nội dung chung chung. Về chỉ số thông minh (IQ) của sinh viên cũng chưa cao do đa số SV xuất thân từ nông thôn. “IQ của HS có bố mẹ làm nông thấp hơn đáng kể so với HS có bố mẹ làm nghề khác” là kết quả đề tài “Phương pháp nghiên cứu chỉ số thông minh ở học sinh trung học phổ thông” của TS. Nguyễn Công Khanh (trường ĐH Quốc gia Hà Nội). Do đó, trọng trách rèn luyện và nâng cao tư duy hệ thống với các phạm trù, khái niệm là của các trường cao đẳng, đại học. Tư duy hệ thống của SV được hình thành, củng cố, phát triển chính từ những nội dung mang tính hệ thống trong từng tiết giảng của GV.

Để đảm bảo tính khái quát nên tránh lối đặt câu hỏi cuối bài theo kiểu mỗi đề mục là một câu hỏi với mở đầu là “hãy trình bày, hãy cho biết, hãy phân tích”… đòi hỏi SV phải trình bày, phân tích toàn bộ nội dung của đề mục. Các câu hỏi như vậy hoàn toàn mang tính hình thức. Cũng cần tránh lối ra câu hỏi theo kiểu chọn một số đề mục “quan trọng” để yêu cầu SV trình bày, phân tích, vì như vậy bỏ sót nhiều kiến thức cơ bản.

GV nên sơ đồ hoá kiến thức trong thực hiện bài giảng trên lớp. GV cũng nên hướng dẫn SV cách đọc sách, cách tóm tắt nội dung một vấn đề theo sơ đồ. (Hiện nay Bộ GD&ĐT đã triển khai trên diện rộng chuyên đề ứng dụng bản đồ tư duy hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học. Nhiều giáo viên hồ hởi tiếp nhận phương pháp mới này với hy vọng sẽ giúp học sinh thoát khỏi lối học vẹt).

Đảm bảo yêu cầu CĐR về kỹ năng đang là một thách đố với nhiều trường đào tạo chuyên nghiệp. Với những học phần trực tiếp liên quan đến nghề nghiệp thì thiếu giáo cụ trực quan, thiếu máy móc, thiếu cơ sở thực tập. Với những học phần khác thì thiếu thời gian để thảo luận. Bản thân SV thì thời gian để tự học ít. Trên thực tế, nhiều GV phải cố gắng mới giảng hết nội dung mà không thể có thời gian tổ chức thảo luận. Nếu có tổ chức thảo luận thì hầu như SV không thể thảo luận được vì không chuẩn bị được nội dung. Để lấy người học làm trung tâm thì GV phải đặt câu hỏi, SV trả lời. Nhưng trong thực tế, khi GV hỏi, hầu như rất hiếm SV có thể  trả lời. Đó là những vấn đề thực tế mà khi nêu vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm chúng ta nên có cái nhìn phù hợp với tình hình SV hiện nay. Theo chúng tôi, để thực hiện phương pháp giảng dạy tích cực, ta nên có thời gian để từng bước tổ chức thực hiện được việc giảm tải nội dung trên cơ sở đảm bảo tính hệ thống. Trong quá trình thực hiện giảm tải nội dung sẽ tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc các hình thức sư phạm hướng tới lấy người học làm trung tâm. Lấy người học làm trung tâm chỉ có tiến bộ khi được tổ chức thực hiện trên thực tế một cách kiên quyết, có kế hoạch, biện pháp cụ thể và tính tập thể của cả một hệ thống tổ chức trên quy mô của ít nhất một nhà trường.

3. Tổ chức kiểm tra, thi phục vụ cho chuẩn đầu ra

Kiểm tra, thi là hai khâu trọng yếu để đánh giá mức độ kết quả theo CĐR. Giữ vững đầu ra theo CĐR sẽ có tác động tích cực đến toàn bộ các khâu của quá trình đào tạo, do vậy, cần nâng cao hiệu quả kiểm tra thường xuyên, thi học phần.

a. Yêu cầu của kiểm tra, thi đánh giá môn học

– Phải xây dựng được hệ thống ngân hàng đề thi. Phải coi xây dựng hệ thống đề là trách nhiệm bắt buộc của GV. Nhưng cần thấy rằng, có thể chấp nhận một GV giảng bài trên lớp, nhưng không phải mọi GV đều có thể có đầy đủ khả năng biên soạn ngân hàng đề thi theo CĐR, nhất là trong biên soạn câu hỏi trắc nghiệm. Trong việc ra đề, phải sử dụng những GV có trình độ chuyên môn tốt, đồng thời người duyệt đề cần cẩn trọng, nghiêm túc khi xem xét các đề thi.

Các khiếm khuyết cần tránh khi ra đề do trình độ của người ra đề là: ra câu hỏi thiếu dữ kiện, câu hỏi chỉ nêu dữ kiện không có yêu cầu trả lời, câu hỏi dùng từ không đúng nội dung, câu hỏi yêu cầu quá hẹp hoặc quá rộng so với đáp án, barem điểm lớn hơn hoặc nhỏ hơn khung điểm chuẩn (thường là điểm10). Khiếm khuyết thường gặp, cần tránh về kỹ thuật do sao chép, in ấn khi làm đề là: sao chép thiếu câu hỏi, in ấn thiếu nội dung hoặc nội dung bị mờ, bị lỗi không đọc được.

Để tránh những khiếm khuyết trên, trưởng bộ môn hoặc khoa nhất thiết phải đọc, kiểm tra một cách nghiêm túc trước khi ký duyệt. Nếu thi tốt nghiệp thì ban đề thi nhất thiết phải duyệt đề kỹ lưỡng.

– Đảm bảo tính hệ thống kiến thức môn học trong đề để đánh giá được các mặt kiến thức mang tính hệ thống, kĩ năng vận dụng kiến thức, thái độ tin tưởng vào tri thức trên cơ sở nhận thức khoa học của SV.

– Đảm bảo chính xác, trung thực, khách quan, công bằng, phản ánh được chất lượng thực, phân loại được SV. Mỗi đề thi nên tách rõ từng ý và xác định số điểm để định hướng cho SV phân chia thời gian viết từng ý khi làm bài.

– Đảm bảo tính khả thi: Nội dung, hình thức, cách thức, phương tiện tổ chức kiểm tra, đánh giá phải phù hợp với điều kiện học tập của SV, của nhà trường, phù hợp với mục tiêu theo từng học phần.

– Đảm bảo hiệu quả kinh tế, giáo dục: Đánh giá được đầy đủ các mục tiêu đề ra; Tạo động lực đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

– Khắc phục tối đa tình trạng sử dụng phao thi của SV.

b. Nâng cao hiệu quả của kiểm tra thường xuyên

Kiểm tra thường xuyên nghiêm túc, khách quan làm cho GV và SV thấy ngay được kết quả dạy, học của mình đạt được mức độ nào. Do vậy nó trở thành động lực thúc đẩy tính chuyên cần của SV, tạo nên sự thi đua trong học tập của SV.

Kiểm tra nhiều lần mới phản ánh được sự chuyên cần và đánh giá toàn diện hơn. Qua thực nghiệm kiểm tra 4 đến 6 lần bằng trắc nghiệm (TN) với hai môn Tư tưởng Hồ Chí Minh và Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ở trường cao đẳng Văn hoá, Du lịch, Nghệ thuật Sài Gòn và Cao đẳng GTVT III, chúng tôi đã điều tra XHH với 10 lớp, trên 500 SV thì 60% SV thích kiểm tra nhiều lần.

Việc kiểm tra thường xuyên có thể thực hiện cho mỗi một hoặc hai bài, chương nhằm thực hiện đánh giá theo chuẩn của mỗi đơn vị kiến thức. Mỗi lần kiểm tra làm cho SV cố gắng nắm kiến thức, sau khi kiểm tra họ lại điều chỉnh và nâng cao nhận thức, phục vụ cho việc tích luỹ cho thi theo CĐR học phần.

GV cần tuyệt đối tránh kiểu kiểm tra cho có, chấm bài thiếu khách quan. Đã có nhiều trường hợp GV khi kiểm tra để SV chép từ bài giảng, giáo trình, kết quả là nhiều bài giống nhau nhưng GV cho điểm khác nhau. Cũng có tình trạng là GV không chấm bài kiểm tra mà cứ cho điểm 7 hoặc 8 hoặc 9. Việc thiếu trách nhiệm của GV tạo ra phản hiệu quả kinh tế-giáo dục, làm mất lòng tin của SV.

c. Nâng cao hiệu quả của thi hết môn

– Cần xây dựng và nâng cao chất lượng ngân hàng đề thi. Các câu hỏi thi cần hợp thành hệ thống, tập trung vào những vấn đề “cốt lõi”. Vấn đề “cốt lõi” tức là những vấn đề cơ bản, chủ yếu của môn học, nó hẹp hơn khái niệm “xương cốt”. Khái niệm “xương cốt” rộng hơn, trong đó bao hàm cả những kiến thức quan trọng của môn học.

Số lượng câu hỏi nếu thi TL không nên quá nhiều, hoặc quá ít. Mỗi học trình có thể cần ít nhất 5 câu hỏi viết 45 đến 60 phút và giảm dần theo số học trình tăng lên. Ví dụ 2 đvht thì 10 câu, 3 đvht 12 câu, 4 đvht 15 câu, 5 đvht 18 câu v.v.

Mỗi câu hỏi thi mang tính cách khái quát, tổng hợp từ một số đề mục. Cần tránh những câu hỏi mà mỗi câu là một đề mục, tiểu đề mục mà SV có thể chép y nguyên xi nội dung của đề mục đó trong giáo trình.

– Các vấn đề cơ bản, chủ yếu phải được khái quát, tinh gọn, cô đọng, mang tính hệ thống khi giảng bài. Có thể nên hướng tới trình bày bài giảng theo vấn đề, theo chủ đề chứ không phải tuần tự theo đề mục. Do đó, nội dung vấn đề cơ bản, chủ yếu không còn là nguyên xi kiến thức được trình bày tỉ mỉ trong sách giáo trình. Phải đảm bảo tạo được những dấu ấn quan trọng làm cho SV ghi nhớ. Ở đây GV nên quan tâm đến bảng 1 “Tỷ lệ tri thức lưu lại được trong trí nhớ sau khi thu nhận bằng mỗi loại giác quan” để cải tiến phương pháp dạy, học, tạo điều kiện cho SV tập trung vào các vấn đề cơ bản, chủ yếu.

– Để khắc phục được kiểu “Thày đọc, trò ghi” có thể dùng phương pháp: SV chỉ ghi chép tiêu đề, những vấn đề hệ thống hoá, một số ý quan trọng, còn lại theo dõi trực tiếp trong giáo trình, tốt nhất là bài giảng của GV để đánh dấu những ý quan trọng. Phương pháp này có tác dụng làm giảm tối đa thời gian ghi chép. Theo ĐTXHH của chúng tôi với 324 SV cao đẳng tháng 6-2011, SV đã  cho điểm với phương pháp nêu trên trong bảng 2 là: 21% cho điểm 10; 56% cho điểm 8; 23% cho điểm 6. Như vậy phương pháp không đọc chép có tổng số điểm 10 và 8 là 77%, cao hơn hẳn so với phương pháp đọc chép là 38%.

Bảng 2: So sánh đánh giá của SV về hai phương pháp giảng dạy

Phương pháp dạy Điểm 10 Điểm 8 Điểm 6
Không đọc chép 21 56 23
Đọc chép 13 25 62

– Cần nâng cao ý thức trách nhiệm của người coi thi. Kết quả ĐTXHH 800 SV có 44% SV cho quay cóp là do thấy tổ chức thi dễ. Mặt khác cũng phải thấy rằng nhiều SV dường như đã thói quen và trình độ dùng phao rất “tinh vi”, khó phát hiện. Việc khắc phục dần sử dụng phao thi là kết quả đồng lòng của cả hệ thống giáo dục nhà trường. Tuy nhiên, quản chặt đầu ra theo CĐR, quản chặt khâu thi sẽ có tác động ngược lại một cách mạnh mẽ với tất cả các khâu của quá trình đào tạo.

d. Kết hợp giữa kiểm tra, thi bằng hình thức tự luận với trắc nghiệm khách quan

+ Hình thức kiểm tra, thi TN có thể là một giải pháp tốt cho việc giải quyết nhiều vấn đề bức xúc:

– Giảm tải gánh nặng tri thức do phải học thuộc lòng, vì đặc điểm của TN là chỉ trên cơ sở trực quan các khả năng mà chọn đáp án đúng chứ không đòi hỏi thuộc lòng.

– Đảm bảo được tính toàn vẹn của tri thức, chống dạy tủ, học tủ trong khi việc dạy và học vẫn đảm bảo nội dung xương cốt. Kiểm tra TN chỉ cần 10-15 câu nhưng SV cần chú ý nghe giảng hoặc đọc hiểu bài đã học thì mới có thể làm tốt. Với TN, GV vẫn có thể đánh giá được mức độ trí năng biết, hiểu, vận dụng kiến thức tương đối toàn diện của SV.

– Có thể tiến tới khắc phục tốt tình trạng sử dụng phao thi, nâng cao hiệu quả giáo dục.

Qua thực nghiệm và nghiên cứu 4 năm qua, chúng tôi xin nêu một số kinh nghiệm thực tế với tổ chức TN:

– Cần có tổ chức thí điểm, thực nghiệm việc tổ chức viết, kiểm tra và thi kết hợp trắc nghiệm với tự luận để mỗi bộ môn, mỗi khoa, mỗi trường tự rút kinh nghiệm từ thực tế của mình, sau đó mới tổ chức trên diện rộng. Trước khi tổ chức nên có tập huấn về kỹ năng viết câu hỏi TN, cách tổ chức kiểm tra, thi bằng hình thức trắc nghiệm, trang bị và thống nhất phần mền đảo đề cho các khoa. Khi tổ chức trên diện rộng, trường mới mua sắm phần mềm và máy chấm.

– Nếu bí mật ngân hàng đề TN do số lượng câu hỏi ít, thì một số GV có xu hướng sợ SV rớt nhiều, kết quả không cao nên đã để lộ câu hỏi kiểm tra, thi. Hướng khắc phục là tăng dần số lượng câu hỏi TN lên, nếu đạt từ 120-150 câu hỏi/học trình thì công khai câu hỏi TN. (Sau mỗi học kỳ nên có bổ sung thay thế từ ¼ đến 1/3 số câu hỏi).

– Bắt đầu thực nghiệm kiểm tra TN, SV thường mất trật tự, không nghiêm túc trong làm bài. Sau vài lần kiểm tra, vài khoá thực hiện, ý thức của SV tốt hơn lên, GV có kinh nghiệm quản lý hơn, tình trạng trên sẽ giảm dần.

– Phải kiên quyết, tỉ mỉ trong biện pháp để ngăn ngừa được tình trạng SV lấy đề, dùng điện thoại chụp ảnh đề, dẫn đến tình trạng sử dụng phao thi, học tủ đề. Số lượng mã đề kiểm tra, thi phải đủ để chống hiện tượng phao thi, học tủ. Mỗi lớp kiểm tra, thi phải có 4 mã đề khác nhau, vì tình trạng truyền đề từ lớp trước sang lớp sau là khá phổ biến.

– Cần ngăn ngừa việc GV dạy theo câu hỏi TN. GV phải nêu cao tinh thần trách nhiệm để giảng dạy theo CĐR, theo mục đích yêu cầu của học phần. GV cần rèn luyện cho SV biết cách phân tích câu hỏi để chọn đáp án đúng. Khi giảng bài cần luyện cho SV kỹ năng đọc sách, đọc bài giảng, giáo trình, biết đánh dấu những ý quan trọng, những ý mà GV thường đặt câu hỏi trắc nghiệm vào đó.

+ Kết hợp kiểm tra, thi TN với TL. Mỗi trường, mỗi khoa không nên chỉ tổ chức thi bằng một hình thức là TN ngay vì: Một là, nên có thời gian thực hiện bước chuyển tiếp là tổ chức thi kết hợp TN với TL để tạo dư luận và nhận thức trong SV quen dần, hình thành, củng cố dần nền nếp dạy, học. Hai là, việc thi TL lâu nay đã tạo một nếp học tủ, sử dụng phao thi nhiều. Do đó, nếu chỉ thi một hình thức TN và  tổ chức nghiêm túc, có thể SV sẽ đạt kết quả không cao, thậm chí rớt nhiều. Ba là, trên thực tế không thể đồng loạt hoàn thành bộ câu hỏi TN được.

Câu hỏi kiểm tra TL có thể làm trong 10 phút, nếu kết hợp với TN, với yêu cầu giải một bài tập, trả lời, thậm chí phân tích một vấn đề cơ bản, hay chủ yếu nào đó thật ngắn gọn. Đề thi TL trong kết hợp với thi TN cần có tính khái quát hoá, tinh gọn hơn so với khi thi chỉ bằng TL, theo hướng đảm bảo tính hệ thống.

Kết luận

Thực tiễn kinh tế, xã hội luôn vận động thay đổi, phát triển trong hội nhập quốc tế với một tốc độ nhanh chóng đã và đang đòi hỏi các trường, ngành giáo dục & đào tạo cần có những đổi mới thiết thực, đáp ứng được nhu cầu thực tế.

Những khiếm khuyết trong xây dựng CĐR, và những vấn đề nêu trên là không tránh khỏi. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo tín chỉ qua từng bước hoàn thiện và phân cấp CĐR, giảm tải nội dung, cải tiến phương pháp giảng dạy, cải tiến công tác kiểm tra, thi lý thuyết bằng kết hợp trắc nghiệm với tự luận theo CĐR là những suy nghĩ rút ra từ thực tiễn mà chúng tôi đã thực hiện. Thực tế mỗi khoa, mỗi trường vừa có nét chung, vừa có những đặc điểm riêng. Chỉ có tâm huyết với ngề, với tinh thần thi đua, đoàn kết tập thể, chung sức, chung lòng và công tác tổ chức tốt của những người lãnh đạo hiền – tài mới động viên mọi người bắt tay vào thực hiện những cải tiến, đổi mới thực sự mà không rơi vào hình thức.

Ngày 22-10-2011

 

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ GD&ĐT (2011), Quy chế Đào tạo ĐH và CĐ hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. Ban hành theo QĐ 43/2007.
  2. Công văn số 2196/BGDĐT-GDĐH ngày 22/4/2010 “về việc hướng dẫn xây dựng và công bố CĐR ngành đào tạo”.
  3. Hà Ánh-Vũ Thơ, Chuẩn đầu ra cách xa thực tế, Báo ĐT Thanh Niên ngày20/10/2011

4 và 5. Bùi Thanh Quang (2011), “Lý luận, thực tiễn và sự cần thiết chuyển sang kết hợp kiểm tra, thi bằng trắc nghiệm khách quan”. Tạp chí khoa học Văn hoá & Du lịch (8-2011), 130-139.

  1. Bộ GD&ĐT (2011) Thông tư 44/2011/TT- BGDĐT ngày 12-10-2011 quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục.

 

Người viết: Bùi Thanh Quang, Tiến sĩ, giảng viên chính

Nơi công tác: Khoa Lý luận Chính trị, trường CĐ Giao thông Vận tải III, Q6. TPHCM

E-mail: thanhquangnb@gmail.com. ĐT: 0985 353 357

ĐC thường trú: Số nhà 38, đường số 7, KDC Nam Long, KP 2, An Lạc, Bình Tân.

[1] TS. Khoa Lý luận Chính trị, trường CĐGTVT III

[2] Bốn cột trụ của giáo dục thế kỉ XXI mà UNESCO đúc kết.

KHÔNG PHẢI CỨ LÀ ĐẢNG VIÊN MỚI LÀM VIỆC HIỆU QUẢ (Lời Bác Hồ nói với Bộ trưởng Bộ GD Nguyễn Văn Huyên)

Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên là người Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp hai bằng cử nhân và bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ văn khoa bộ môn sử – địa tại Đại học Tổng hợp Sorbone (Pháp) năm 26 tuổi. Sau khi đỗ Tiến sĩ, ông Huyên nghĩ ngay tới việc trở về nước và: “Nhất định không làm quan, chỉ dạy và nghiên cứu khoa học”.

Năm 1935, ông trở về nước. Với học vấn và học vị cao bậc nhất lúc đó, ông khước từ lời mời làm quan và những hứa hẹn của chính quyền thực dân mà chỉ chọn nghề dạy học. 

Ông đã tham gia nhiều công việc và nghiên cứu khoa học phục vụ chính quyền cách mạng.

Hồ Chủ tịch đã cho mời GS Nguỵ Như Kon Tum – Giám đốc Trung học Vụ ngỏ ý muốn giao cho ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục, nhưng GS Kon Tum xin từ chối vì: “Bộ trưởng Giáo dục phải là người có chuyên môn sâu rộng về khoa học xã hội và nhân văn thì quản lý, sáng tạo mới tốt. Tôi là người làm khoa học tự nhiên, e khó hoàn thành được nhiệm vụ”. Ông tiến cử: “Người làm Bộ trưởng Giáo dục tốt nhất là GS-TS Nguyễn Văn Huyên”.

GS.TS Nguyễn Văn Huyên bắt đầu nhận chức Bộ trưởng Giáo dục trong Chính phủ kháng chiến từ ngày 3/11/1946, vào năm 38 tuổi.

Trong công tác, vì là trí thức không phải đảng viên cộng sản nên ông gặp nhiều trở ngại trên cương vị quản lý. Đã có lần ông Dương Xuân Nghiêm – khi đó là Vụ phó Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ – đã lặng cả người khi nghe ông chất vấn dồn dập: “Thế nào là Đảng đoàn? Đã có Bộ trưởng, Thứ trưởng tại sao lại cần có Đảng đoàn? Đảng đoàn bao gồm tất cả các Thứ trưởng là Đảng viên, thêm 1 hay 2 thành viên khác phụ trách các Vụ quan trọng. Thế thì Đảng đoàn bàn những việc gì? Tại sao tôi là Bộ trưởng mà lại không được biết những gì Đảng đoàn bàn và quyết định…?”.

Dẫu vậy, cũng không tránh khỏi lời “ì xèo” rằng: Phải là đảng viên mới có thể lãnh đạo được quần chúng. Ông đã rất trăn trở và đi đến quyết định… xin thôi giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Giáo dục.

Hồ Chủ tịch đã gặp ông, ân cần giải thích: “Chú đã làm việc rất tốt, điều đó chứng tỏ không phải cứ phải là đảng viên thì mới làm việc hiệu quả. Vấn đề cốt yếu là có tư tưởng yêu nước thương dân, có phương pháp làm việc đúng, nhiệt tình và công tác tích cực thì sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chú có đủ những yếu tố đó, vì vậy Bác khuyên chú cứ tiếp tục giữ trọng trách mà Chính phủ giao. Đây cũng là chú làm việc vì dân vì nước”, Người nhấn mạnh: “Không cốt là đảng viên cộng sản hay không đảng, mà cốt là làm việc có tốt hay kém, có hiệu quả hay không hiệu quả, điều đó mới quan trọng”.

Hồ Chủ tịch đã nhắc nhở, về một bài học vỡ lòng mà Mác đã dạy: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Đảng viên chỉ là số ít, người ngoài Đảng thì hàng triệu, hàng chục triệu, đoàn kết với nhau mới đưa cách mạng đến thắng lợi”.

Năm 1960, chi bộ văn phòng Bộ Giáo dục nhất trí đề nghị kết nạp ông Nguyễn Văn Huyên vào Đảng. Nhưng khi thông qua Ban Bí thư, Hồ Chủ tịch góp ý rằng: “Để chú Huyên ở ngoài Đảng có lợi hơn là ở trong Đảng”.

Ông Huyên rất xúc động, bởi không ai hiểu rõ tấm lòng ông hơn Hồ Chủ tịch: Dù ở cương vị nào, tổ chức nào cũng suốt đời làm việc vì lợi dân, ích nước. Suốt 30 năm giữ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục cho đến khi qua đời vào tháng 10/1975, ông liên tục là Đại biểu Quốc hội các khoá II- III- IV- V, là Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và ông cũng là một vị Bộ trưởng giữ chức vụ lâu nhất, đi cùng hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc cho đến ngày thắng lợi./

Bùi Thanh Quang theo: Đỗ Hoàng Linh
Phó Giám đốc Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch

http://bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/5639-bac-ho-va-bo-truong-bo-giao-duc-nguyen-van-huyen.html

Vì sao có sự chia tay trong tình yêu, nên ứng xử thế nào? (dưới góc nhìn thực tế).

+ Tuổi trẻ trong mối tình đầu thường chưa bao giờ, hoặc chưa thể hình dung hiện thực về cuộc sống của lứa đôi sẽ như thế nào mà nhiều người chỉ yêu bằng “tiếng gọi con tim”. Chính vì vậy khi bị chia lìa, họ cũng thường bị sốc, vô cùng nuối tiếc tình yêu ban đầu. Mỗi bạn có những mức độ thể hiện sự nuối tiếc khác nhau. Có bạn vật vã, đau khổ vài tháng, một năm thậm chí nhiều năm. Cá biệt có bạn không thể yêu người khác. Vậy nguyên nhân nào nào dẫn đến việc chia tay và nên ứng xử thế nào khi điều đó xảy ra với bạn? Mình xin nêu lên vài ý kiến để các bạn tham khảo.

+ Trong cuộc đời người ai cũng vô cùng ngạc nhiên và trân trọng ghi nhớ không thể quên về những cảm giác, những tình cảm Hạnh phúc khi lần đầu tiên bước vào tình yêu với một người khác giới. Một số trong những cảm giác hạnh phúc đó là sự được gần gũi, ân cần, chân thành trao cho nhau những lời nói thầm, những lời nói nhỏ từ đáy lòng về tình yêu; là sự yêu thương gần gũi quyến luyến nhau về thể xác… và còn biết bao nhiêu kỷ niệm khác…

Tình cảm con người thật đặc biệt. Một anh chiến sỹ giải phóng quân, trong lúc nằm trên võng ngắm trăng, nhớ lại đêm chia với người yêu: Em ơi, em có thương anh không. Có. Thật không. Thật. Vậy…vậy…mai anh đi rồi…em cho anh “xem” một tí đi… Người con gái vô cùng hổ thẹn không đồng ý. Người con trai nài nỉ. Cuối cùng thương người chuẩn bị ra đi chiến trường, cô gái đã đồng ý.

Cô X kết hôn được vài ngày với Y thì anh đi bộ đội vào miền Nam. Ngày giải phóng (1975) anh Z – một đồng đội cùng quê – mang hài cốt của Y về cho gia đình X. Từ đó ba năm trời Z sang giúp đỡ X. Qua nhiều lần bị từ chối, cuối cùng X cũng đồng ý kết hôn với Z. Trên cửa buồng vào giường ngủ, X vẫn treo ảnh của Y. Hình ảnh của chồng không giây phút nào không hiện lên trong tâm trí X. Nỗi thương nhớ chồng đã làm cho X đề nghị và cuối cùng, sau 1 năm chung sống, cô đã ly hôn với Z.

+ Có bạn hỏi: tại sao người ta lại chia tay mình? Câu trả lời thật đơn giản: Vì người ta không thích mình nữa. Vậy tại sao người ta không thích mình? Câu trả lời thật đa dạng. Tuy nhiên cây phải có gốc mặc dù cành lá vô cùng đa dạng. Vậy “gốc” của tình yêu là gì? (Ở đây chỉ nói về tình yêu của tuổi trẻ, không nói về nguyên nhân ly hôn tức là khi đã lập gia đình một thời gian).

Đó chính là sự tạo điều kiện, có điều kiện đảm bảo cho cuộc sống của lứa đôi và xa hơn nữa là cho cuộc sống gia đình tốt hơn. Sự đảm bảo đó có thể một là thấy ngay trước mắt, hai là có thể thấy trong tương lai và ba là có thể là sự kết hợp cả hai. Xin bình luận về ba khía cạnh này.

* Thứ nhất, người ta thấy bạn hiện tại không có điều kiện để đảm bảo cho cuộc sống của họ. Lúc mới yêu, thì có thể do “lửa gần rơm lâu ngày cũng bén” hoặc “Nhất cự ly, nhì cường độ”… Nhưng đến một độ tuổi nào đó, ở một số người nào đó có điều kiện để lựa chọn họ có thể:

– Chọn người tạo việc làm cho mình tốt hơn. Ví dụ: Có những bạn SV khi đi học yêu nhau tha thiết. Nhưng khi tốt nghiệp họ đã chọn người khác hoặc người có cha mẹ… có điều kiện để cho bạn nhà ở, hoặc công việc ổn định, thậm chí có thu nhập khá, hoặc cả hai.

– Chọn người ở gần mình, làm việc gần nếu các điều kiện khác như nhau. Có người lúc yêu thì gần nhau, sau đó hai người làm việc hai nơi xa nhau mà cơ hội để gần nhau thì rất khó. Ngày xưa :”Yêu nhau mấy núi cũng trèo…” Nhưng những điều kiện xã hội ngày nay làm cho không phải ai cũng ứng xử như vậy nữa.

* Thứ hai: Chọn người trong tương lai có thể đảm bảo cho cuộc sống gia đình tốt hơn, có thể mặc dù hiện tại hai người đều chưa có gì ổn định. Đó là do thực lực của mỗi người. Thường người con trai thấy người con gái có những phẩm chất làm mẹ tốt (như biết tính toán, biết chăm lo cho con cái, gia đình, siêng năng, cần cù…). Người con gái thấy người con trai có sức khoẻ, mạnh mẽ, tháo vát, linh hoạt, có khả năng phát triển…).

Ví dụ: Có những tỷ phú, trong hạng 400 tỷ phú giàu nhất của thế giới, đã ở tuổi “Thất thập cổ lai hy” (70 tuổi là hiếm) yêu một cô người mẫu kém mình 45 tuổi vì thấy cô ta “chân thực…”. Ông muốn có người vợ “đến hết cuộc đời” (như ông nói), nhưng chỉ sau 2 tháng yêu nhau ông thấy cô ta lại không phải mẫu người mình muốn nên đã chủ động tuyên bố chia tay: “Tôi dành cho cô ấy tình yêu chân thành, muốn tính chuyện lâu dài và nắm tay cô ấy đến hết cuộc đời. Nhưng …cô ấy… lại chỉ muốn một cuộc tình ngắn hạn, giống như lời cô ấy thông báo trên… Vì thế, cô ấy không còn xứng đáng với tình yêu và sự quan tâm của tôi nữa” (23-1-2017).

Có khi yêu, họ thấy rất mỹ mãn, quyết tâm, hứa hen cùng dời non lấp biển. Nhưng dần dần quan hệ xã hội mở rộng, họ biết và có cơ hội để chọn người khác có điều kiện hơn bạn, hoặc có cha mẹ rất hoàn hảo có thể là chỗ dựa vững chắc cho tương lai, trước hết là về điều kiện vật chất và có thể là do vị thế xã hội… (có uy tín, có chức vụ tốt trong công việc…). Thế là lời thề không thực hiện được.

Có những người mặc dù đang rất yêu nhau, nhưng cha mẹ lại cưỡng bức họ lấy người khác có điều kiện để đảm bảo cuộc sống cho họ tốt hơn. Ví dụ: Có một cuộc tình SV đầy lãng mạn đang như diều gặp gió. Nhưng cha mẹ bạn gái đã quyết định cô ta lấy một anh thạc sĩ đã tốt nghiệp nước ngoài về. Bạn gái buộc lòng nghe theo lời cha mẹ, nhưng đã thổ lộ với người yêu: Dù lấy chồng nhưng em vẫn yêu anh. Người bạn trai rất đau khổ đã rất đau khổ…

* Thứ ba, tình yêu ban đầu có thể tan vỡ có thể là do cả hai lý do trên: Đó chính là người yêu mình chọn người khác khi người ấy có thể tạo điều kiện, có điều kiện tốt hơn để đảm bảo cho cuộc sống của lứa đôi, gia đình trước mắt, hoặc có thể thấy trong tương lai.

Theo nghĩa nào đó thì đó là một trong những cách chọn lựa phù hợp, thiết thực: lựa chọn cái đảm bảo tốt hơn cho hôn nhân, cho tình yêu, cho gia đình, cho con cái tương lai. Ở đây mình nhấn mạnh từ phù hợp và thiết thực, tức là thấy rõ, thấy nhất định lựa chọn đó là đúng sẽ như vậy. Nếu lựa chọn không đúng thì sao? Tốt nhất bạn hãy đừng vội nói đến từ Yêu. Tình yêu cần thiết phải xây dựng trên cơ sở tình bạn. Hãy có thời gian làm bạn đủ dài, đủ để bạn học hỏi, tìm sự lựa chọn đúng.

+ Vậy khi “người yêu đã bỏ ta đi” bạn nên ứng xử thế nào?

– Trước hết ai cũng đau khổ, hối tiếc về những kỷ niệm đẹp đẽ của tình yêu ban đầu.

Nhưng tình cảm ấy chỉ là một trạng thái tình cảm tinh thần thôi mà điều này thì có thể thay đổi theo nhận thức, lý trí. Người ta đã thí nghiệm: Nhờ một số sinh viên đặt tay trên bếp điện từ, có một lớp thuỷ tinh làm giảm nhiệt truyền lên tay, có một nhiệt kế có thể điểu khiển gắn trên bếp. Cho bếp điện từ ửng hồng, tăng dần nhiệt độ lên, nhưng nhiệt kế thì tăng nhiều hơn so với thực tế. Khi nhiệt độ tăng dần (nhìn trên nhiệt kế) và bếp ửng đỏ hơn lên từ 0 lên 30-40 độ người SV không thấy nóng. Khi nhiệt kế tăng lên 60 độ, nhìn bếp điện đỏ hơn, SV đã thấy rất nóng. Khi nhiệt kế tăng lên 100, 120, 140 độ, người SV thấy cực kỳ nóng. Kết quả SV bị bỏng nặng ở độ 2. Thực ra nhiệt độ mà người SV tiếp xúc mới chỉ ở 40 độ, chưa đến mức gây bỏng. Nhưng do lý trí, tâm lý nhìn thấy bếp đỏ và nhiệt độ trên nhiệt kế cao và biết bỏng là do đâu nên anh ta đã bị bỏng. Bị bỏng tâm lý. Cũng như vậy, trong lĩnh vực tình cảm tình yêu nếu bạn biết cách nhìn nhận, kìm nén thì sự đau khổ và mức độ của nó sẽ có thể giảm thiểu, không tới mức mất bình thường.

– Thứ hai, ai cũng muốn người mình yêu có hạnh phúc. Họ phấn đấu hết mình để làm điều đó thành hiện thực. Nhưng nếu người yêu không yêu ta mà tìm người yêu khác thì có lẽ bạn ấy đã tìm được người có điều kiện để đảm bảo hạnh phúc hơn so với bạn. Vậy sao ta không chúc cho bạn ấy hạnh phúc, trong khi vẫn giữ lấy tình bạn đúng đắn.

– Thứ ba, tình yêu, tình cảm về căn bản là sự tự nguyện nhưng dựa trên tri thức. Nếu người ta không yêu mình nữa thì sao mình lại níu kéo làm gì. Bạn cũng không thể cưỡng bức người ta trở lại kia mà. Hãy chúc phúc cho người mình yêu.

– Thứ tư, bạn cũng đừng trách người yêu không “chung thuỷ”. Chữ “Thủy” là khởi nguồn, bắt đầu, “Chung” là cuối, kết thúc. Người ta thường dùng từ chung thủy để nói lên khái niệm không thay đổi, trước sao sau vậy và đặc biệt dùng để nói về phẩm hạnh của mối quan hệ, sự gắn kết vợ chồng. Khi chưa phải vợ chồng thì nói đến chung thuỷ là chưa thích hợp.

Tuy nhiên, tùy theo quan niệm, phong tục hay định kiến của từng dân tộc, từng quốc gia qua từng thời kỳ mà quan niệm về sự chung thủy cũng có những nét không giống nhau, thậm chí nhiều khác biệt và nội dung của nó cũng có những nét mới. Dân tộc ta có hàng nghìn năm sống trong nền kinh tế nông nghiệp kiểu cũ. Từ đó rất nhiều khái niệm triết lý, đạo đức, tình cảm hình thành, khá ổn định, khá bền vững ăn sâu vào tiềm thức mỗi người. Do đó một số người đã nhìn nhận cái mới hoàn toàn theo những quan niệm cũ, nhận thức chưa hoàn toàn đúng về “chung thuỷ”. Điều đó dẫn đến những sự phê phán cái mới không toàn diện, thậm chí không đúng, dẫn đến biểu lộ tình cảm không phù hợp. Xã hội công nghiệp biến đổi nhanh hơn so với nhận thức của một số người bình thường. Những biến đổi trước, phù hợp với xã hội lại thường có ở một lớp người nào đó có tri thức cao hoặc tiếp xúc với thực tế văn minh nhanh hơn mà những người bình thường chưa nhận thức, chưa đồng cảm được. Để bắt nhịp được sự phát triển chúng ta nên cố gắng học tập.

Tóm lại…Tình yêu giai đoạn trước hôn nhân là để hướng tới hôn nhân, chuẩn bị cho một gia đình mới, toà lâu đài Hạnh Phúc. Con người ngày càng biết nhìn xa. Họ sẽ nhìn ngay tới những yếu tố vật chất đảm bảo cho cuộc sống lứa đôi bởi “có thực mới vực được…” hôn nhân. Việc lựa chọn trong một chừng mực nào đó ngày càng trở thành hiện thực và hiển nhiên để cho cuộc sống vật chất ngày càng dễ dàng hơn.

Nhưng, bước vào toà lâu đài thông thường không ai để ý tới nền móng của nó. Chỉ khi nhà ngiêng, tường nứt, người ta mới hỏi tại sao. Khoa học ngày nay người ta đã tìm ra và có nhiều cách khắc phục. Cách khắc phục tốt nhất là làm móng vững chắc. Tuy nhiên không phải khi chuẩn bị cho “lâu đài hạnh phúc” ai cũng có đủ những điều kiện để nhìn thấy và hiểu đúng “môn đăng, hậu đối”, để làm được điều đó. Không phải ai khi nói từ “yêu” là đã có sự hiểu biết, lựa chọn phù hợp. Do đó, sự lựa chọn, chia tay trong tình yêu cũng là một “vẻ đẹp” “cay đắng” của cuộc sống mà chúng ta coi nó là bình thường.

Tuy nhiên “Nồi tròn thì đậy vung tròn, nồi méo vung méo” xoay quanh cũng vừa. Nếu đôi bạn đã quyết tâm với một tình yêu chân thành, tha thiết thì “Thuận vợ thuận chồng biển Đông tát cạn. Thuận bè thuận bạn tát cạn biển Đông”. Hãy xây dựng một tình bạn đủ độ dài để chúng ta hiểu biết, chọn lựa tiến tới tình yêu là một cách khôn ngoan nhất bởi “có những tình bạn không đi đến tình yêu, nhưng tình yêu phải xây dựng trên cơ sở tình bạn, vì tình bạn không chấp nhận sự bất bình đẳng”

380 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Đường lối cách mạng của ĐCSVN

Bùi Thanh Quang sưu tầm nhưng không phản biện.

Câu hỏi dùng cho sinh viên và giaó viên tham khảo.

  1. Giai cấp tư sản Việt Nam ra đời vào khoảng thời gian nào?
    1. Trong năm 1884
    2. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ I của Pháp
    3. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ II của Pháp
    4. Sau chiến tranh TG II
  1. Các tổ chức tiền thân của ĐCSVN bao gồm:
    1. Đảng Tân Việt
    2. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
    3. B tổ CS: Đông Dương Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn, An Nam Cộng sản Đảng
    4. a, b, c đều đúng
  2. Cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX, mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội VN là mâu thuẫn giữa:
    1. Nông dân – địa chủ
    2. Vô sản-tư sản
    3. Dân tộc VN- chủ nghĩa đế quốc
    4. Tư sản dân tộc và tư sản mại bản
  1. Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời vào khoảng thời gian nào?
    1. Trong năm 1884
    2. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ I của Pháp
    3. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ II
    4. Sau chiến tranh TG II
  1. Đường lối chiến lược cách mạng Việt Nam được nêu ra trong  Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam (1930) là một đường lối:
  2. Hoàn toàn dúng đắn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX, phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng cho đến ngày nay.
  3. Hoàn toàn dúng đắn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX, khi xã hội Việt Nam đang bế tắc về đường lối cứu nước, không có một lực lượng đủ mạnh để chiến thắng đế quốc xâm lược.
  4. Hoàn toàn dúng đắn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX
  5. Cả a, b, c sai
  1. So sánh Cương lĩnh chính trị đầu tiên của ĐCSVN và Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng, ta có thể nói:
    1. Luận cương tháng 10/1930 đã kế thừa và phát triển những nội dung cơ bản về đường lối chiến lược đã đưa ra trong Cương lĩnh đầu tiên. Tuy nhiên, Luận cương nhấn mạnh vấn đề đấu tranh giai cấp, từ đó thu hẹp lực lượng cách mạng trong Những điểm khác biệt đó thể hiện hạn chế của Luận cương tháng 10 so với Cương lĩnh đầu tiên của Đảng.
    2. Luận cương tháng 10 kế thừa và phát triển những giá trị đúng đắn của Cương lĩnh đầu tiên, đồng thời còn bổ sung một số vấn đề mà Cương lĩnh đầu tiên chưa nói tới (như về phương pháp cách mạng bạo lực), cũng như trình bày đầy đủ, rõ ràng hơn Cương lĩnh đầu tiên về phương hướng, nhiệm vụ của CMTSDQ.
    3. Cương lĩnh chính trị đầu tiên là cương lĩnh cách mạng đúng đắn, thể hiện trí tuệ và tầm nhìn chiến lược của lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc
    4. Cả a, b, c sai
  2. Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp các yếu tố:
    1. Chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân, phong trào yêu nước
    2. Chủ nghĩa Mác và phong trào công nhân
    3. Chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân, phong trào nông dân
    4. Cả a, b, c sai
  1. Phương hướng chiến lược của Cách mạng VN: “làm tư sản dân quyền CM và thổ địa CM để đi tới xã hội Cộng sản” được nêu ra trong:
  2. Luận cương chính trị tháng 10/1930
  3. Sách lược vắn tắt
  4. Chính cương vắn tắt
  5. Điều lệ vắn tắt
  1. Phong trào “vô sản hóa” được Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên tiến hành từ:
    1. 1926
    2. 1927
    3. 1928
    4. 1929
  1. Văn kiện nào của Đảng nhấn mạnh: Vấn đề thổ địa là cái cốt của Cách mạng tư sản dân quyền?
    1. Chính cương vắn tắt của Đảng (2/1930)
    2. Luận cương tháng 10/1930
    3. Chung quanh vấn đề chiến sách mới của Đảng (10/1936)
    4. Sách lược vắn tắt (2/1930)
  1. “Đông Dương Đại hội”, “Đón Godard và Brévier”… là 2 trong  số những hoạt động đấu tranh công khai sôi nổi của nhân dân ta trong  phong trào cách mạng nào sau đây:
    1. Phong trào giải phóng dân tộc, khởi nghĩa giành chính quyền (1939-1945)
    2. Phong trào kháng Nhật cứu nước
    3. Phong trào dân chủ (1936-1939)
    4. Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930-1931)

 

  1. Nghị quyết nào sau đây đánh dấu sự chuyển hướng chiến lược từ đấu tranh dân chủ sang đẩy mạnh cách mạng giải phóng dân tộc, trực tiếp xúc tiến chuẩn bị  lực lượng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân:
    1. NQ Hội nghị BCHTW lần thứ 6, Khóa I (11/1939)
    2. NQ Hội nghị BCHTW lần thứ 7, Khóa I (11/1940)
    3. NQ Hội nghị BCHTW lần thứ 8, Khóa I (5/1941)
    4. Cả a, b, a đúng
  1. Đội “Tự vệ đỏ”, hình thức đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam được ra đời trong  phong trào nào sau đây:
    1. Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh
    2. Phong trào dân chủ 1936-1939
    3. Phong trào kháng Nhật cứu nước
    4. Phong trào giải phóng dân tộc, khởi nghĩa giành chính quyền 1939-1945
  1. Lực lượng vũ trang tập trung đầu tiên của CMVN có tên:
    1. VN tuyên truyền giải phóng quân
    2. VN Cứu quốc quân
    3. Đội Tự vệ đỏ
    4. Đội du kích Cao Bằng
  1. Sự kiện nào được Nguyễn Ái Quốc đánh giá “ như chim én báo hiệu mùa xuân”?
    1. Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ và thắng lợi
    2. Sự thành lập Đảng cộng sản Pháp
    3. Vụ mưu sát tên toàn quyền Méc lanh của Phạm Hồng Thái
    4. Sự thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
  1. Để lãnh đạo công tác văn hóa, đấu tranh chống văn hóa nô dịch và ngu dân của đế quốc Pháp-Nhật, Năm 1943, Đảng ta đưa ra bản Đề cương văn hóa Việt Nam, chủ trương xây dựng một nền văn hóa mới theo phương châm:
    1. Dân tộc, hiện đại và nhân văn
    2. Dân tộc, khoa học và đại chúng
    3. Tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
    4. Có nội dung XHCN và có tính dân tộc
  1. Đại hội hoặc Hội nghị nào ra quyết định thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch?
    1. Đại hội đại biểu quốc dân (16/8/1945, tại Tân Trào)
    2. Hội nghị quân sự cách mạng Bắc kỳ (15/5/1945)
    3. Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương (13/8/1945, tại Tân Trào)
    4. Cả a, b, c sai
  1. Văn kiện hoặc tác phẩm nào có giá trị như một cương lĩnh quân sự tóm tắt của Đảng ta?
    1. Tác phẩm “Cách đánh du kích”
    2. Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền GP quân
    3. Tác phẩm “Con đường giải phóng”
    4. Tác phẩm Đường cách mệnh
  1. Năm 1937, Đảng và Mặt trận Dân chủ Đông Dương đã giành thắng lợi quan trọng trong  việc đưa người của ta ra tranh cử vào cơ quan nào sau đây:
    1. Viện dân biểu Bắc kỳ
    2. Viện dân biểu Trung kỳ
    3. Hội đồng quản hạt Nam kỳ
    4. Hội đồng kinh tế lý tài Đông Dương
  1. Hiến pháp đầu tiên của nước VN Dân chủ Cộng hòa được thông qua vào thời gian nào:
    1. Tháng 11/1946
    2. Tháng 3/1946
    3. Tháng 1/1946
    4. Tháng 2/1946
  1. Tháng 11/1945, Đảng ta tuyên bố tự giải tán (thực chất là rút lui vào hoạt động bí mật). Lúc này, một bộ phận của Đảng hoạt động công khai  dưới tên gọi là:
    1. Hội truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin ở Đông Dương
    2. Hội truyền bá quốc ngữ
    3. Hội Nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin ở Đông Dương
    4. Hội Phản đế đồng minh
  1. Tháng 11/1945, Đảng ta tuyên bố tự giải tán (thực chất là rút lui vào hoạt động bí mật). Tại sao Đảng ta lại tuyên bố như vậy?
    1. Do nội bộ Đảng ta lúc này mất đoàn kết, có nhiều ý kiến trái ngược trong chủ trương kháng chiến
    2. Do Đảng CSVN chưa đủ sức lôi cuốn đông đảo nhân dân, Đảng giải tán để đoàn kết nhân dân chống Pháp
    3. Do quân Tưởng và các đảng phái thân Tưởng ráo riết chống phá Đảng CSVN và cách mạng Việt Nam. Đảng tuyên bố tự giải tán để Chính phủ hòa hoãn với quân Tưởng, tránh cùng 1 lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, tập trung lực lượng kháng chiến chống Pháp ở Miền Nam
    4. Cả a, b, c đúng
  1. Đường lối ngoại giao “ bình đẳng tương trợ, thêm bạn bớt thù”, thực hiện “Hoa-Việt thân thiện” với Tưởng, “độc lập về chính trị,  nhân nhượng về kinh tế ” với Pháp được xác định trong văn kiện nào sau đây?
    1. Chỉ thị “kháng chiến kiến quốc” (25/11/1945)
    2. Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” (12/1946)
    3. Tác phẩm”kháng chiến nhất định thắng lợi” (1947)
    4. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)
  1. Để mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất chống Pháp, năm 1946 ta lập thêm các đảng phái và đoàn thể quần chúng nào?
    1. Đảng Xã hội Việt Nam và Đảng dân chủ Việt Nam
    2. Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam và Hội văn hóa cứu quốc
    3. Đảng Xã hội Việt Nam và Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam
    4. Đảng Lao động Việt Nam
  1. Sau khi ký Hiệp định sơ bộ(6/3/1946), nhằm nêu rõ ý nghĩa của Hiệp định để thống nhất tư tưởng trong  toàn Đảng, Ban Thường vụ TW Đảng đã ra bản chỉ thị mang tên:
    1. Chỉ thị “kháng chiến kiến quốc”
    2. Chỉ thị “Hòa để tiến”
    3. Chỉ thị về thành lập “Hội phản đế đồng minh”
    4. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
  1. Để tỏ rõ thiện chí hòa bình và tranh thủ thêm thời gian chuẩn bị lực lượng, trước khi rời Pháp trở lại Việt Nam (1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với Chính phủ Pháp:
    1. Hiệp định sơ bộ (6/3/1946)
    2. Tạm ước 14/9
    3. Hiệp ước 14/9
    4. Không ký gì cả
  1. “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”. Đoạn văn trên trích trong  văn kiện nào sau đây?
    1. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (chống Pháp)
    2. Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”
    3. Tác phẩm “ Kháng chiến nhất định thắng lợi”
    4. Tác phẩm Đường cách mệnh
  1. Để kịp thời chỉ đạo toàn quốc kháng chiến chống Pháp, ngay trong  những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, Ban Thường vụ TW Đảng đã ra một văn kiện mang tên:
    1. Chỉ thị Kháng chiến, kiến quốc
    2. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến
    3. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi
    4. Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”
  1. Kế hoạch Navarre là một kế hoạch quân sự của Pháp, được tiến hành trong  chiến dịch nào sau đây?
    1. Chiến dịch Việt Bắc
    2. Chiến dịch Hòa Bình
    3. Chiến dịch Điện Biên Phủ
    4. Chiến dịch Biên giới
  1. Ba nguyên tắc xây dựng hợp tác xã được Hội nghị Ban chấp hành TW lần thứ 16 khóa II)nêu ra là:
    1. Tự nguyện, cùng có lợi, quản lý dân chủ
    2. Dần dần, tự nguyện, cùng có lợi
    3. Dần dần, cùng có lợi, quản lý dân chủ
    4. Nhiều, nhanh, tốt rẽ
  1. Nghị quyết nào sau đây lần đầu tiên xác định cách mạng miền Nam phải chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị?
    1. NQ Ban chấp hành TW lần thứ 6, khóa II(7/54)
    2. NQ Bộ Chính trị 9/54
    3. Dự thảo Đường lối CM MN(8/56)
    4. NQ Ban chấp hành TW lần thứ 15 (1/1959)
  1. Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam VN ra đời vào thời gian nào?
    1. 20/12/60
    2. 21/7/1954
    3. 27/1/73
    4. 17/1/60
  1. Nghị quyết Bộ chính trị 1/1961 và 2/1962 đã xác định phương thức đấu tranh của cách mạng miền Nam là:
    1. Sử dụng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang để đánh đổ chính quyền độc tài phát xít của địch.
    2. Kết hợp đấu tranh QS với đấu tranh chính trị, trong đó, đấu tranh QS có tác dụng quyết định trực tiếp…
    3. Giữ vững tư tưởng chiến lược tiến công, đưa đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh chính trị, tiến công địch trên 3 vùng chiến lược, bằng 3 mũi giáp công …
    4. Đánh nhanh thắng nhanh
  1. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Nghị Quyết nào sau đây xác định đấu tranh quân sự có tác dụng quyết định trực tiếp:
    1. NQ Hội nghị Ban chấp hành TW lần thứ 15 (1/1959)(khóa II)
    2. NQ Hội nghị Ban chấp hành TW lần thứ 11 (3/1965) và 12 (12/1965)(Khóa III)
    3. NQ Bộ chính trị 1/1961 và 2/1962
    4. NQ Bộ chính trị 12/1967
  1. Văn kiện nào sau đây trực tiếp dẫn đến phong trào đồng khởi:
    1. NQ Hội nghị Ban chấp hành TW lần thứ 6, Khóa II (7/1954)
    2. Dự thảo Đường lối cách mạng miền Nam (8/1956)
    3. NQ Hội nghị Ban chấp hành TW lần thứ 15, Khóa II (1/1959)
    4. Hội nghị Ban chấp hành TW lần thứ 16, Khóa II (4/1959)
  1. Trong nhiệm kỳ Ban chấp hành TW Đảng khóa III, NQ nào sau đây đã trực tiếp dẫn đến cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân?
    1. NQ Ban chấp hành TW lần thứ 14(1/68)
    2. NQ Ban chấp hành TW 11(3/65)
    3. NQ Ban chấp hành TW lần thứ 12(12/65)
    4. NQ Ban chấp hành TW lần thứ 18(1/70)
  1. Nguyên nhân của cuộc chiến tranh giữa nhân dân Việt Nam và đế quốc Mỹ (1954-1975) là do:
    1. Việt Nam không chấp nhận hợp tác với Mỹ cũng như bất kỳ một thế lực nào bên ngoài nào
    2. Đế quốc Mỹ phá hoại Hiệp định Genève, âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ
    3. Do Việt Nam đi theo con đường chính trị khác Mỹ
    4. Do một số người đứng đầu nước Mỹ muốn thôn tính nước ta
  1. Trong kế hoạch 3 năm khôi phục kinh tế (1955-1957) ở miền Bắc, Đảng ta chủ trương:
    1. Không vội vàng thủ tiêu thành phần kinh tế tư bản tư doanh nếu thấy có lợi cho sự phát triển kinh tế
    2. Thủ tiêu kinh tế tư bản tư doanh, phát triển kinh tế quốc doanh
    3. Phát triển nhanh kinh tế nhà nước
    4. Đảng chưa nói đến vấn đề này
  1. Trong đường lối công nghiệp hóa XHCN, NQ nào của Đảng xác định: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng 1 cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ?
    1. NQ ĐH ĐB TQ lần thứ III (9/1960)
    2. NQ ĐH ĐB TQ lần thứ IV (12/1976)
    3. NQ ĐH ĐB TQ lần thứ V (3/1982)
    4. NQ ĐH ĐB TQ lần thứ VI (12/1986)
  1. Nội dung công nghiệp hóa được Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV xác định chỉ rõ:
    1. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu công nông nghiệp
    2. Thực hiện công nghiệp hóa XHCN bằng cách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ
    3. Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, chủ yếu nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu
    4. Cả a, b, c sai
  1. Trong các đặc điểm của nước ta trong  thời kỳ quá độ lên CNXH được Đại hội đại biểu tòan quốc  lần thứ IV nêu ra, đặc điểm nào là đặc điểm lớn nhất, quan trọng nhất?
    1. Từ một nền sản xuất nhỏ tiến thẳng lên CNXH, bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN
    2. Đất nước còn nhiều khó khăn do hậu quả chiến tranh và tàn dư của chủ nghĩa thực dân; cuộc đấu tranh giữa cách mạng và phản cách mạng trên thế giới còn gay go, quyết liệt
    3. Là một nước thuộc địa nữa phong kiến
  1. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ được thông qua trong  Đại hội nào sau đây:
    1. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986)
    2. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6/1991)
    3. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (6/1996)
    4. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4/2001)
  1. Đại hội đại biểu toàn quốc nào của Đảng đã đưa ra quan điểm chỉ đạo công nghiệp hóa, trong  đó khẳng định: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế…; Khoa học và công nghệ là động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa…?
    1. ĐH VI (12/1986)
    2. ĐH VII (6/1991)
    3. ĐH VIII (6/1996)
    4. ĐH IX (4/2001)
  1. ĐH đại biểu toàn quốc nào của Đảng chủ trương phải hoàn thành cải tạo XHCN ở miền Nam, hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN ở miền Bắc, củng cố quan hệ sản xuất XHCN trong cả nước?
    1. ĐH III (9/1960)
    2. ĐH IV (12/1976)
    3. ĐH V (3/1982)
    4. ĐH VI (12/1986)
  1. Thời kỳ “đổi mới” của cách mạng XHCN Việt Nam hiện nay thực chất là:
    1. Đổi mới mục tiêu cách mạng, đổi mới biện pháp, bước đi trong  xây dựng CNXH.
    2. Đổi mới biện pháp, bước đi trong xây dựng CNXH, đổi mới phong cách lãnh đạo của Đảng nhưng không thay đổi mục tiêu.
    3. Đổi mới tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh”
    4. Cả a, b, c đúng
  1. ĐH đại biểu toàn quốc lần VI của Đảng đã khẳng định kinh tế nhiều thành phần là:
    1. Là một đặc trưng của thời kỳ quá độ
    2. Là một biểu hiện đặc thù của thời kỳ quá độ
    3. Là một tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ
    4. Là một nhu cầu tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên CNXH
  1. Trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở nước ta có giai cấp nào được hình thành?
    1. Giai cấp tư sản
    2. Giai cấp công nhân
    3. Giai cấp tư sản và công nhân
    4. Giai cấp tiểu tư sản.
  1. Đặc điểm ta đời của giai cấp công nhân Việt Nam như thế nào?
    1. Ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp
    2. Phần lớn xuất thân từ nông dân
    3. Chịu sự áp bức và bóc lột của đế quốc, phong kiến và tư sản
    4. Cả a, b và c
  1. Những giai cấp bị trị ở Việt Nam dưới chế độ thuộc địa của đế quốc Pháp là:
    1. Công nhân và nông dân
    2. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản
    3. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc
    4. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc, địa chủ vừa và nhỏ
  1. Khi nào phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác?
    1. Năm 1920 ( tổ chức công hội ở Sài Gòn được thành lập)
    2. Năm 1925 (cuộc bãi công Ba Son)
    3. Năm 1929 (sự ra đời ba tổ chức cộng sản)
    4. Năm 1930 ( Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời)
  1. Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng chính trị vô sản vào thời gian nào?
    1. 1917
    2. 1918
    3. 1919
    4. 1920
  1. Nguyễn Ái Quốc đã đọc Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa khi nào? ở đâu?
    1. 7/1920 – Liên Xô
    2. 7/ 1920 – Pháp
    3. 7/1920 – Quảng Châu (Trung Quốc)
    4. 8/ 1920 – Trung Quốc
  1. Việt Nam Quốc Dân Đảng được thành lập vào thời gian nào?
    1. 12/ 1927
    2. 8/1925.
    3. 11/ 1926
    4. 7/1925.
  1. Tổ chức cộng sản nào ra đời đầu tiên ở Việt Nam?
    1. Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên
    2. Đông Dương Cộng sản Đảng
    3. An Nam Cộng sản Đảng
    4. Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn
  1. Hội nghị Hợp nhất thành lập Đảng CSVN (3/2/1930) thông qua các văn kiện nào sau đây?
    1. Chánh cương vắn tắt
    2. Điều lệ vắn tắt và Chương trình vắn tắt
    3. Sách lược vắn tắt
    4. Cả a, b và c
  1. Ai là Tổng bí thư đầu tiên của Đảng?
    1. Hồ Chí Minh
    2. Trần Phú
    3. Trần Văn Cung
    4. Lê Hồng Phong
  1. Chiến tranh thế giới II bùng nổ vào thời gian nào?
    1. 1937
    2. 1939
    3. 1938
    4. 1940
  1. Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng Minh (Việt Minh) được thành lập năm nào?
    1. 1940
    2. Đầu năm 1944
    3. 1941
    4. Cuối năm 1944
  1. Ai là lãnh tụ tiêu biểu của Việt Nam Quốc dân Đảng
    1. Nguyễn Thái Học
    2. Tôn Quang Phiệt
    3. Trần Huy Liệu
    4. Huỳnh Thúc Kháng
  1. Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở Tân Trào trong thời gian nào?
    1. 15 – 19/8/1941
    2. 13 -15/8/1945
    3. 15 – 19/8/1945
    4. 16-19/8/1945
  1. Ủy ban dân tộc giải phóng do ai làm chủ tịch?
    1. Hồ Chí Minh
    2. Phạm Văn Đồng
    3. Trường Chinh
    4. Võ Nguyên Giáp
  1. Hội nghị nào đã quyết định phát động toàn dân nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền?
    1. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng
    2. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng
    3. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào
    4. Hội nghị Tổng bộ Việt Minh
  1. Nhân dân ta phải tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân Đồng Minh vào Đông Dương vì:
    1. Đó là lúc so sánh lực lượng có lợi nhất đối với cách mạng
    2. Đó là lúc kẻ thù cũ đã suy yếu, những kẻ thù mới chưa kịp đến.
    3. Quân Đồng Minh vào có thể dựng ra một chính quyền trái với ý chí và nguyện vọng của nhân dân ta
    4. Tất cả các lý do trên.
  1. Tình hình đất nước sau cách mạng Tháng Tám năm 1945 được ví như hình ảnh:
    1. Nước sôi lửa nóng
    2. Ngàn cân treo sợi tóc
    3. Nước sôi lửa bỏng
    4. Trứng nước
  1. Những khó khăn, thử thách đối với Việt Nam sau cách mạng Tháng Tám năm 1945
    1. Các thế lực đế quốc, phản động bao vây chống phá.
    2. Kinh tế kiêt quệ và nạn đói hoành hành.
    3. Hơn 90% dân số không biết chữ
    4. Tất cả các phương án trên.
  1. Phong trào mà Đảng ta đã vận động nhân dân chống nạn mù chữ diễn ra sau cách mạng Tháng Tám năn 1945?
    1. Xây dựng nếp sống văn hóa mới.
    2. Bài trừ các tệ nạn xã hội.
    3. Bình dân học vụ
    4. Xóa bỏ văn hóa thực dân nô dịch phản động.
  1. Nhân dân Nam bộ đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược bảo vệ chính quyền cách mạng vào ngày nào?
    1. 23-9-1945
    2. 19-12-1946
    3. 23-11-1945
    4. 10-12-1946
  1. Sự kiện mở đầu cho sự hòa hoãn giữa Việt Nam và Pháp:
    1. Pháp ngừng bắn ở miền Nam.
    2. Việt Nam với Pháp nhân nhượng quyền lợi ở miền Bắc
    3. Ký kết hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 giữa Việt Nam và Pháp.
    4. Pháp và Tưởng ký hiệp ước Trùng Kháng trao đổi quyền lợi chon nhau.
  1. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào thời điểm nào?
    1. 18-9-1945
    2. 20-12-1947
    3. 19-12-1946
    4. Cả ba phương án trên.
  1. Khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân đảng diễn ra vào thời gian nào?
    1. 9-2-1930
    2. 9-3-1930
    3. 3-2-1930
    4. .9-3-1931
  1. Phương châm chiến lược của cuộc kháng chiến chống Pháp là:
    1. Toàn dân
    2. Lâu dài và dựa vào sức mình là chính
    3. Toàn diện
    4. Cả ba phương án trên đều đúng.
  1. Khi bắt đầu tiến hành xâm lược Việt Nam lần thứ hai, thực dân Pháp đã thực hiện chiến lược:
    1. Dùng người Việt đánh người Việt
    2. Đánh nhanh thắng nhanh
    3. Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh
    4. Cả a, b, c đúng
  1. Để phá thế bao vây cô lập, phát triển lực lượng và giành thế chủ động, tháng 6-1950 lần đầu tiên TW Đảng đã chủ trương mở chiến dịch tiến công quy mô lớn. Đó là:
    1. Chiến dịch Việt Bắc
    2. Chiến dịch Biên Giới
    3. Chiến dịch Tây Bắc
    4. Chiến dịch Thượng Lào.
  1. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai(tháng 2/1951), Đảng ta quyết định đổi tên thành:
    1. Đảng Cộng sản Đông Dương
    2. Đảng Cộng sản Việt Nam
    3. Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác
    4. Đảng Lao động Việt Nam.
  1. Chính cương Đảng Lao động Việt Nam tháng 2 – 1951 đã nêu ra các tính chất của xã hội Việt Nam:
    1. Dân chủ nhân dân, một phần thuộc địa và nữa phong kiến
    2. Dân chủ vào dân tộc
    3. Thuộc địa nữa phong kiến
    4. Dân tộc và dân chủ mới.
  1. Chính cương Đảng Lao động Việt Nam đã nêu ra các nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam:
    1. Đáng đuổi đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc.
    2. Xóa bỏ những di tích phong kiến và nữa phong kiến, làm cho người cày có ruộng.
    3. Phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho Chủ nghĩa xã hội.
    4. Cả ba phương án trên.
  1. Các giai đoạn của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam được Đảng xác định trong cương lĩnh thứ ba (1951):
    1. Giai đoạn thứ nhất chủ yếu là hoàn thành giải phóng dân tộc.
    2. Giai đoạn thứ hai chủ yếu là xóa bỏ di tích phong kiến và nửa phong kiến, thực hiện triệt đề người cày có ruộng.
    3. Giai đoạn thứ ba chủ yếu là xây dựng cơ sở cho Chủ nghĩa xã hội.
    4. Cả ba phương án trên.
  1. Điều lệ mới của Đảng Lao động Việt Nam đã xác định Đảng đại diện cho quyền lợi của:
    1. giai cấp công nhân Việt Nam.
    2. Dân tộc Việt Nam
    3. Nhân dân Việt Nam
    4. Giai cấp công nhân và nhân dân lao động và cả dân tộc Việt Nam
  1. Nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam được Đảng ta xác định tại Đại Hội II là:
    1. Chủ nghĩa Mác – Lênin
    2. Truyền thống dân tộc
    3. Tư tưởng Hồ Chí Minh
    4. Cả ba phương án trên.
  1. Đầu năm 1953, nhằm cứu vãn tình thế ngày càng sa lầy và tìm kiếm giải pháp chính trị trong “danh dự”, Pháp và Mỹ đã đưa một viên tướng Pháp sang làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương và lập kế hoạch quân sự mang tên:
    1. Rơve
    2. Pháp – Mỹ
    3. Nava
    4. Cả ba phương án đều sai.
  1. Ai được cử làm tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy chiến dịch Điện Biên Phủ?
    1. Hoàng Văn Thái
    2. Phạm Văn Đồng
    3. Văn Tiến Dũng
    4. Võ Nguyên Giáp
  1. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ diễn ra trong bao nhiêu ngày?
    1. 54
    2. 56
    3. 55
    4. 59
  1. Kết thúc chiến Điện Biên Phủ, quân và dân ta giành nhiều thắng lợi to lớn. Kết quả đã:
    1. Tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch
    2. Bắt sống viên tướng chỉ huy Đờ Carxtơri.
    3. Thu toàn bộ vũ khí, cơ sở vật chất của địch ở Điện Biên Phủ.
    4. Cả hai a, b, c đúng
  1. Đối với cách mạng Việt Nam, chiến thắng Điện Biên Phủ đã có ý nghĩa hết sức to lớn. Đó là:
    1. Thắng lợi lớn nhất của cuộc đọ sức toàn diện và quyết liệt của quân dân Việt Nam với thực dân Pháp.
    2. Chiến công đi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ
    3. Thắng lợi này đã giải phóng hoàn toàn miền Bắc, chấm dứt gần một thế kỷ ách thống trị của thực dân Pháp, đưa cách mạng Việt Nam chuyển sang xây dựng CNXH và giành độc lập, thống nhất hoàn toàn.
    4. Tất cả các phương án trên.
  1. Nêu một số nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Việt Nam:
    1. Nhân dân Việt Nam giàu truyền thống yêu nước; được sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản việt Nam.
    2. Có lực lượng đại đoàn kết toàn dân tộc, có chính quyền cách mạng dân chủ nhân dân và hậu phương kháng chiến vững chắc.
    3. Sự liên minh chiến đấu của 3 nước Đông Dương, sự giúp đỡ của các nước Trung Quốc, Liên Xô và các nước XHCN.
    4. Cả ba phương án trên.
  1. Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương đã quy định:
    1. Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, dân chủ, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam, nhân dân Lào và Campuchia.
    2. Pháp tuyên bố công nhận Việt Nam là một nước tự do
    3. Việt Nam hoàn toàn độc lập
    4. Cả hai a, b, c đúng
  1. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kéo dài bao nhiêu năm?
    1. 7 năm
    2. 9 năm
    3. 8 năm
    4. 10 năm.
  1. Quân ta vào tiếp quản thủ đô Hà Nội ngày nào?
    1. 10-10-1954
    2. 10-10-1956
    3. 10-10-1955
    4. 1-10-1957.
  1. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ra đời khi nào?
    1. 21/12/1962
    2. 20/12/1961
    3. 20/12/1960
    4. 21/12/1961.
  1. Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được lý kết khi nào?
    1. 20/7/1954
    2. 27/2/1972
    3. 22/12/1954
    4. 27/1/1973
  1. Cương lĩnh đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua trong Đại hội nào của Đảng?
    1. Đại hội VI
    2. Đại hội VIII
    3. Đại hội VII
    4. Đại hội IX.
  1. Quốc hội khóa mấy đã quyết định đổi tên nước ta thành nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
    1. Khóa 6
    2. Khóa 8
    3. Khóa 7
    4. Khóa 9.
  1. Chính sách thống trị của thực dân Pháp ở Việt Nam và Đông Dương nhằm mục đích gì?
    1. Tự do nhân quyền
    2. Bóc lột về kinh tế, chuyên chế về chính trị và nô dịch về văn hóa
    3. Tạo điều kiện cho kinh tế Việt Nam phát triển
    4. Khai hóa văn minh
  1. Thời gian thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam khi nào?
    1. 1858 – 1884
    2. 1884 – 1896
    3. 1897 – 1913
    4. 1914 – 1918
  1. Trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở nước ta có giai cấp mới nào được hình thành?
    1. Giai cấp tư sản
    2. Giai cấp tư sản và công nhân
    3. Giai cấp công nhân
    4. Giai cấp tiểu tư sản
  1. Trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 -1918), ở Việt Nam có những giai cấp nào?
    1. Địa chủ phong kiến và nông dân
    2. Địa chủ phong kiến, nông dân, tư sản, tiểu tư sản và công nhân
    3. Địa chủ phong kiến, nông dân và công nhân
    4. Địa chủ phong kiến, nông dân và tiểu tư sản
  1. Dưới chế độ thực dân phong kiến, giai cấp nông dân Việt Nam có yêu cầu bức thiết nhất là gì?
    1. Độc lập dân tộc
    2. Ruộng đất
    3. Quyền bình đẳng nam nữ
    4. Được giảm tô, giảm tức
  1. Đặc điểm ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam như thế nào?
    1. Ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp
    2. Phần lớn xuất thân từ nông dân
    3. Chịu sự áp bức bóc lột củ đế quốc, phong kiến và tư sản trong nước
    4. Cả a, b, c
  1. Đặc trưng cơ bản của xã hội thuộc địa nửa phong kiến là gì?
    1. Là sự độc quyền về kinh tế của thực dân Pháp
    2. Là sự thống trị gắt gao về chính trị của thực dân Pháp
    3. Là sự nô dịch về văn hóa của thực dân Pháp
    4. Là sự cấu kết giữa đế quốc và phong kiến
  1. Khi nào phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác?
    1. Năm 1920 (Tổ chức công hội Sài Gòn được thành lập)
    2. Năm 1925 (cuộc bãi công Ba Son)
    3. Năm 1929 (sự ra đời của ba tổ chức Đảng cộng sản)
    4. Năm 1930 (Đảng cộng sản Việt Nam ra đời)

 

  1. Để biến khả năng trở thành hiện thực lãnh đạo, giai cấp công nhân cần phải có điều kiện tiên quyết gì?
    1. Có sự liên minh công nông
    2. Có sự đoàn kết quốc tế
    3. Có lý luận Mác – Lênin và có Đảng cộng sản
    4. Có thực lực kinh tế mạnh

 

  1. Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gửi tới hội nghị Vécxây bản yêu sách để đòi quyền gì cho nhân dân Việt Nam
    1. Đòi quyền tự do, dân chủ và bình đẳng cho nhân dân Việt Nam
    2. Đòi quyền độc lập cho nhân dân Việt Nam
    3. Đòi liên bang với Pháp
    4. Gây ảnh hưởng chính trị

 

  1. Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng chính trị vô sản vào thời gian nào?
    1. 1917
    2. 1918
    3. 1919
    4. 1920

 

  1. Quân đội phát xít Nhật vào xâm lược nước ta vào thời gian nào?
    1. 9/1939
    2. 9/1940
    3. 3/1941
    4. 3/1940

 

  1. Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Quảng Châu – Trung Quốc vào thời gian nào?
    1. 12/1924
    2. 12/1925
    3. 11/1924
    4. 10/1924

 

  1. Luận điểm “ muốn sống phải làm cách mạng” được Nguyễn Ái Quốc viết trong tác phẩm, sách báo nào?
    1. Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp
    2. Tác phẩm Đường Kách mệnh
    3. Báo Nhân dân
    4. Báo Người cùng khổ

 

  1. Phong trào đòi thả tự do cụ Phan Bội Châu diễn ra sôi nổi năm nào?
    1. 1924
    2. 1925
    3. 1926
    4. 1927

 

  1. Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến sự thất bại của các phong trào yêu nước của dân tộc ta cuối thế kỷ XIX đầu XX?
    1. Không có vũ khí hiện đại
    2. Không có thực lực kinh tế đủ mạnh
    3. Không có đường lối và phương pháp đấu tranh đúng đắn
    4. Không có lực lượng vũ trang tinh nhuệ

 

  1. Năm 1929, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên phân hóa thành các tổ chức cộng sản nào?
    1. Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng
    2. Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn
    3. Đông Dương Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn
    4. An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn

 

  1. Hội nghị BCH Trung ương Đảng 5/1941 họp ở đâu? Do ai chủ trì?
    1. Cao Bằng; Nguyễn Ái Quốc
    2. Cao Bằng; Trường Chinh
    3. Bắc Cạn; Trường Chinh
    4. Tuyên Quang; Nguyễn Ái Quốc

 

  1. Tổ chức cộng sản gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam sau cùng là?
    1. Đông dương Cộng sản Đảng
    2. An nam Cộng sản Đảng
    3. Đông dương Cộng sản liên đoàn
    4. Cộng sản đoàn

 

  1. Thắng lợi đánh dấu sự hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước là:
    1. Cao trào Xô viết – Nghệ tĩnh
    2. Kháng chiến chống Pháp
    3. Kháng chiến chống Mỹ
    4. Chiến tranh biên giới phía bắc

 

  1. Đường lối cơ bản nào xuyên suốt toàn bộ quá trình lịch sử của Đảng kể từ khi Đảng ra đời đến nay?
    1. Đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
    2. Đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
    3. Đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa
    4. Đường lối chiến tranh nhân dân

 

  1. Bài học được goi là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử cách mạng Việt Nam, từ khi có Đảng là:
    1. Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân
    2. Nắm vững, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
    3. Không ngừng củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
    4. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam

 

  1. Năm 1920, sau khi nghiên cứu bản “Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về những vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã đi đến khẳng định: “ Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường…”. Hãy điền vào chổ trống để làm rõ luận điểm trên:
    1. Cách mạng tư sản
    2. Cách mạng vô sản
    3. Cách mạng dân tộc
    4. Cả a, b, c sai

 

  1. Phong trào Duy Tân do ai trực tiếp lãnh đạo?
    1. Phan Bội Châu
    2. Phan Châu Trinh
    3. Nguyễn Quyền
    4. Cả a, b, c đều sai

 

  1. Đường lối kháng chiến do Đảng ta đề ra trong kháng chiến chống thực dân Pháp là gì?
    1. Là một cuộc chiến tranh tổng lực nhằm sớm kết thúc chiến tranh
    2. Là một cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh
    3. Là một cuộc chiến tranh du kích nhằm tiêu hao sinh lực địch
    4. Tất cả đều sai.

 

  1. Hội nghị nào của BCH TƯ Đảng nhấn mạnh giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu?
    1. Hội nghị họp tháng 10/1930
    2. Hội nghị họp tháng 11/1939
    3. Hội nghị họp tháng 11/1940
    4. Hội nghị họp tháng 5/1941

 

  1. Tháng 8 năm 1929, tổ chức Đảng cộng sản đầu tiên ra đời ở Nam kỳ với tên gọi là gì?
    1. Đông Dương Cộng sản Đảng
    2. Đông Dương cộng sản Liên Đoàn
    3. An Nam cộng sản Đảng
    4. Đảng lao động Việt Nam

 

  1. Tháng 9 năm 1929, tổ chức Đảng cộng sản đầu tiên ra đời ở Trung kỳ với tên gọi là gì?
    1. Đông Dương Cộng sản Đảng
    2. Đông Dương cộng sản Liên Đoàn
    3. An Nam cộng sản Đảng
    4. Việt Nam quốc dân Đảng

 

  1. Tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập vào tháng 6 năm 1925 có tên gọi là gì?
    1. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
    2. Hội cách mạng thanh niên
    3. Hội thanh niên cách mạng
    4. Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức

 

  1. Do đâu Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị thống nhất Đảng đầu năm 1930?
    1. Do sự phân liệt của các tổ chưc cộng sản trong nươc
    2. Nhận được chỉ thị của Quốc tế cộng sản
    3. Sự chủ động của Nguyễn Ái Quốc
    4. Tất cả các phương án trên

 

  1. Tác phẩm “ Tự chỉ trích” do ai viết?
    1. Lê Hồng Phong
    2. Nguyễn văn Cừ
    3. Hà Huy Tập
    4. Trường Chinh

 

  1. Nhiệm vụ chiến lược của Cách mạng tư sản dân quyền được nêu trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đề ra là gì?
    1. Đánh đổ chủ nghĩa đế quốc giành độc lập dân tộc
    2. Đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến mang lại ruộng đất cho nông dân
    3. Đánh đổ giai cấp tư sản, giải phóng giai cấp công nhân
    4. Đánh đổ đế quốc và phong kiến, giành độc lập dân tộc và mang lại ruộng đất cho nông dân. Thành lập chính quyền công nông, chuẫn bị điều kiện để đi tới cách mạng xã hội chủ nghĩa

 

  1. Nguyên nhân chủ yếu và có ý nghĩa quyết đinh nhất cho sự bùng nổ và phát triển của cao trào cách mạng 1930 – 1931 là gì?
    1. Tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933
    2. Chính sách khủng bố trắng của đế quốc Pháp
    3. Chính sách tăng cường vơ vét bóc lột của đế quốc Pháp
    4. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

 

  1. Mặt trận Việt Minh được thành lập vào năm nào?
    1. 1940
    2. 1941
    3. 1942
    4. 1945

 

  1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Đảng cộng sản Đông Dương (3/1935) bầu ai làm tổng bí thư?
    1. Trần Phú
    2. Nguyễn Văn cừ
    3. Lê Hồng Phong
    4. Hà Huy Tập

 

  1. Điều kiện nào tạo ra khả năng đấu tranh công khai, hợp pháp cho phong trào vận động dân chủ Đông Dương (1936 – 1939)
    1. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới
    2. Chủ trương chuyển hướng chiến lược cách mạng của Quốc tế cộng sản
    3. Mặt trân nhân dân Pháp lên cầm quyền
    4. Tất cả các điều kiện trên

 

  1. Mục tiêu cụ thể trước mắt của phong trào vận động dân chủ Đông Dương (1936 – 1939) là gì?
    1. Chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình
    2. Các quyền tự do, dân chủ, cơm áo
    3. Ruộng đất cho dân cày
    4. Cả a, b, c

 

  1. Chủ trương điều chỉnh chiến lược cách mạng của Đảng được bắt đầu từ hội nghị trung ương nào?
    1. Hội nghị Trung ương VI tháng 11/1939
    2. Hội nghị Trung ương VII tháng 11/1940
    3. Hội nghị Trung ương VIII tháng 5/1941
    4. Hội nghị Trung ương IX

 

  1. Hội nghị nào cuả ban chấp hành Trung ương nhấn mạnh giải phóng dân tộc là nhiệm vụ bức thiết nhất?
    1. Hội nghị Trung ương tháng 10/1930
    2. Hội nghị Trung ương VI tháng 11/1930
    3. Hội nghị Trung ương VII tháng 11/1940
    4. Hội nghị Trung ương VIII tháng 5/1941

 

  1. Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của ban thường vụ Trung ương Đảng ra đời khi nào?
    1. 3/1945
    2. 12 /1945
    3. 3/1946
    4. 3/1947

 

  1. Chủ trương thay đổi khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Pháp – Nhật” bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật” được đề ra ở chỉ thị nào của Đảng?
    1. Hội nghị trung ương VIII tháng 5/1941
    2. Chỉ thị thanh lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân 1944
    3. Chỉ thị “ Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ngày 12/3/1945
    4. Chỉ thị của Tổng bộ Việt Minh về việc tổ chức Ủy ban dân tộc giải phóng ngày 16/4/1945

 

  1. Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời từ tổ chức nào?
    1. Việt Minh
    2. Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam
    3. Ủy ban lâm thời khu giải phóng
    4. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân

 

  1. Bản chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” ngày 25/11/1945 của Trung ương Đảng đã xác định tính chất của cách mạng Việt Nam là gì?
    1. Cách mạng tư sản dân quyền
    2. Cách mạng dân tộc giải phóng
    3. Cách mạng dân tộc dân chủ
    4. Cách mạng xã hội chủ nghĩa

 

  1. Bản chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” ngày 25/11/1945 của Trung ương Đảng đã xác định ai là kẻ thù của cách mạng Việt Nam?
    1. Thực dân Pháp xâm lược
    2. Đế quốc Anh
    3. Bọn quân phiệt Tống
    4. Phát xít Nhật

 

  1. Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam ra đời vào thời gian nào?
    1. 9/1939
    2. 5/1941
    3. 4/1945
    4. 5/1946

 

  1. Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa được quốc dân bầu ra khi nào?
    1. 4/1/1946
    2. 5/1/1946
    3. 6/1/1946
    4. 7/1/1946

 

  1. Chỉ thị “ Toàn quốc kháng chiến” của Đảng được công bố vào thời giân nào?
    1. 19/12/1946
    2. 19/12/1947
    3. 20/12/1946
    4. 22/12/1946

 

  1. Phương châm chiến lược của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954) là gì?
    1. Toàn dân
    2. Toàn diện
    3. Lâu dài và dựa vào sức mình là chính
    4. Cả a,b,c

 

  1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng họp vào thời gian nào và địa điểm ở đâu?
    1. Tháng 3/1935 tại Ma Cao Trung Quốc
    2. Tháng 2/1950 tại Tân Trào Tuyên Quang
    3. Tháng 2/1951 tại Chiêm Hóa Tuyên Quang
    4. Tháng 3/1951 tại Pác Bó Cao Bằng

 

  1. Đảng ta đổi tên thành Đảng Lao động Việt Nam ở đại hội, hội nghị nào của Đảng?
    1. Hội nghị toàn quốc lần thứ 3 (khóa 1) tháng 1/1950
    2. Sau thắng lợi chiến dịch Biên Giới 10/1950
    3. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II tháng 2/1951
    4. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III tháng 9/1960

 

  1. Chính cương Đảng Lao động Việt Nam xác định tính chất xã hội Việt Nam như thế nào?
    1. Tính chất dân chủ nhân dân
    2. Tính chất dân tộc dân chủ
    3. Tính chất dân tộc, dân chủ và phong kiến
    4. Tính chất dân chủ nhân dân, một phần thuộc địa nữa phong kiến

 

  1. Thuật ngữ “Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân” xuất hiện đầu tiên khi nào?
    1. Hội nghị lần thứ I của Trung ương Đảng tháng 10/1930
    2. Hội nghị lần thứ VIII của Trung ương Đảng tháng 5/1941
    3. Đại hội toàn quốc lần thứ I của Đảng tháng 3/1935
    4. Đại hội lần thứ II của Đảng tháng 2/1951

 

  1. Đại hội nào của Đảng quyết định tách ba đảng bộ ở Việt Nam, Lào, Campuchia thành Đảng riêng ở mỗi nước?
    1. Đại hội I (3/1935)
    2. Đại hội II (2/1951)
    3. Đại hội III (9/1960)
    4. Đại hội IV (12/1976)

 

  1. Hình thức nhà nước ta sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là nhà nước gì?
    1. Nhà nước Công – nông – binh
    2. Nhà nước Dân chủ cộng hòa
    3. Nhà nước xã hội chủ nghĩa
    4. Nhà nước quân chủ lập hiến

 

  1. Tháng 3/1951 Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội liên hiệp quốc dân thành lập mặt trận mang tên gì?
    1. Mặt trận Việt Nam cách mạng thanh niên
    2. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh
    3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
    4. Mặt trận liên hiệp quốc dân Việt Nam

 

  1. Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết vào thời gian nào?
    1. 20/7/1954
    2. 21/7/1954
    3. 22/7/1954
    4. 23/7/1954

 

  1. Miền Bắc Việt Nam được hoàn toàn giải phóng vào thời gian nào?
    1. 15/5/1954
    2. 16/5/1955
    3. 16/5/1956
    4. 10/10/1954

 

  1. Nhiệm vụ cơ bản của Cách mạng miền Nam được nêu ra trong Hội nghị Trung ương lần thứ XV (1/1959) là gì?
    1. Đánh đuổi bọn đế quốc Mỹ và bọn phong kiến làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập
    2. Chia lại ruộng đất cho nông dân
    3. Hoàn thành cải cách ruộng đất
    4. Giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân miền Nam

 

  1. Hội nghị nào của Đảng mở đường cho phong trào “Đồng Khởi” ở miền Nam năm 1960?
    1. Hội nghị Trung ương XII – Khóa II (3/1957)
    2. Hội nghị Trung ương XIII – Khóa II (12/1957)
    3. Hội nghị Trung ương XIV – Khóa II (11/1958)
    4. Hội nghị Trung ương XV – Khóa II (1/1959)

 

  1. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời khi nào?
    1. 20/12/1960
    2. 21/12/1961
    3. 21/12/1960
    4. 20/12/1961

 

  1. Để xâm lược miền Nam Việt Nam đế quốc Mỹ đã sử dụng bao nhiêu chiến lược chiến tranh?
    1. 2 chiến lược
    2. 3 chiến lược
    3. 4 chiến lược
    4. 5 chiến lược

 

  1. Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký khi nào?
    1. 20/7/1954
    2. 22/12/1954
    3. 27/2/1972
    4. 27/1/1973

 

  1. Miền Bắc bắt đầu bước vào thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội vào thời gian nào?
    1. 1954
    2. 1955
    3. 1956
    4. 1957

 

  1. Miền Bắc đã trải qua bao nhiêu thời kỳ khôi phục, cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội?
    1. 3 thời kỳ
    2. 4 thời kỳ
    3. 5 thời kỳ
    4. 6 thời kỳ

 

  1. Đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc được thông qua từ đại hội nào của Đảng?
    1. Đại hội II
    2. Đại hội III
    3. Đại hội IV
    4. Đại hội V

 

  1. Đại hội nào của Đảng quyết định đổi tên Đảng ta từ Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng cộng sản Việt Nam?
    1. Đại hội III (1960)
    2. Đại hội IV (1976)
    3. Đại hội V (1982)
    4. Đại hội VI (1986)

 

  1. Nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và sẳn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa được Đảng ta đề ra ở đại hội nào của Đảng?
    1. Đại hội IV (1976)
    2. Đại hội V (1982)
    3. Đại hội VI (1986)
    4. Đại hội VII (1991)

 

  1. Đại hội nào của Đảng mở đầu cho quá trình đổi mới đất nước?
    1. Đại hội V (1982)
    2. Đại hội VI (1986)
    3. Đại hội VII (1991)
    4. Đại hội VIII (1996)

 

  1. Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội 10 năm (1991 – 2000) được Đảng ta đề ra tại đại hội nào của Đảng ?
    1. Đại hội IV (1976)
    2. Đại hội V (1982)
    3. Đại hội VI (1986)
    4. Đại hội VII (1991)

 

  1. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được Đảng ta xác định sẽ cơ bản hoàn thành vào năm nào?
    1. 2010
    2. 2015
    3. 2020
    4. 2030

 

  1. Trong các nguồn lực để công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta đến năm 2020, Đại hội VIII của Đảng đã xác định các nguồn lực nào là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững?
    1. Khoa học – công nghệ
    2. Tài nguyên, đất đai
    3. Con người
    4. Cả a, b, c

 

  1. Đại hội nào của Đảng có chủ đề là “Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Việt Nam xã hội chủ nghĩa”?
    1. Đại hội VII (1991)
    2. Đại hội VIII (1996)
    3. Đại hội IX (2001)
    4. Đại hội X (2006)

 

  1. Đại hội nào của Đảng đã nêu ra con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta một cách tương đối hoàn chỉnh?
    1. Đại hội VII (1991)
    2. Đại hội VIII (1996)
    3. Đại hội IX (2001)
    4. Đại hội X (2006)

 

  1. Tổng kết 20 năm đổi mới (1986 – 2005) Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đưa ra bao nhiêu bài học kinh nghiệm?
    1. 3 bài học
    2. 4 bài học
    3. 5 bài học
    4. 6 bài học

 

  1. Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng (2006) xác định nền kinh tế nước ta có bao nhiêu thành phần kinh tế?
    1. 3 thành phần
    2. 4 thành phần
    3. 5 thành phần
    4. 6 thành phần

 

  1. Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4/2001) xác định nền kinh tế nước ta có bao nhiêu hình thức sở hữu?
    1. 2 hình thức
    2. 3 hình thức
    3. 4 hình thức
    4. 5 hình thức

 

  1. Đường lối cơ bản nào xuyên suốt toàn bộ quá trình lịch sử của Đảng kể từ khi Đảng ra đời đến nay?
    1. Đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
    2. Đường lối chiến tranh nhân dân
    3. Đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa
    4. Đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

 

  1. Không ngừng củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân được Đảng ta khẳng định: có vai trò như thế nào trong quá trình lãnh đạo lãnh đạo Cách mạng Việt Nam của Đảng?
    1. Kinh nghiệm, truyền thống của dân tộc
    2. Kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội
    3. Bài học quan trong hàng đầu và là một trong những nhân tố đem đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam
    4. Kinh nghiệm cùa cách mạng dân tộc dân chủ

 

  1. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế là bài học gì của cách mạng Việt Nam?
    1. Bài học về đoàn kết quốc tế của Đảng, bài học tạo ra sức mạnh tổng hợp cho cách mạng và chiến tranh cách mạng Việt Nam
    2. Bài học về xây dựng chủ nghĩa xã hội
    3. Bài học về tiến hành chiến tranh cách mạng
    4. Bài học về thực hiện nghĩa vụ quốc tế

 

  1. Tác phẩm ‘Nhật ký trong tù’ của Nguyễn Ái Quốc được viết vào năm nào?
    1. Năm 1941
    2. Năm 1942
    3. Năm 1943
    4. Năm 1944

 

  1. Xếp theo thứ tự thời gian việc đảng ta ký kết hiệp định (từ trước đến sau) 4 sự kiện sau:
    1. Hiệp định Sơ bộ – Hiệp định Giơnevơ – Tạm ước – Hiệp định Pari
    2. Hiệp định Giơnevơ – Hiệp định Sơ bộ – Tạm ước – Hiệp định Pari
    3. Tạm ước – Hiệp định sơ bộ – Hiệp định Giơnevơ – Hiệp định Pari
    4. Hiệp định Sơ bộ – Tạm ước – Hiệp định giơnevơ – Hiệp định Pari

 

  1. Cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp có mấy đặc trưng?
    1. 2
    2. 3
    3. 4
    4. 5

 

  1. Đảng ta đã đề ra mấy mục tiêu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN đến năm 2020?
    1. Hai
    2. Ba
    3. Năm
    4. Bốn

 

  1. Đại hội nào của đảng đã vạch ra năm mục tiêu cụ thể về kinh tế xã hội và 3 chương trình kinh tế lớn: chương trình lương thực-thực phẩm, chương trình hàng tiêu dùng, chương trình hàng xuất khẩu?
    1. Đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI (12-1986)
    2. Đại hội đảng toàn quốc lần thứ VII (6-1991)
    3. Đại hội đảng toàn quốc lần thứ VIII (6-1996)
    4. Cả a, b, c sai

 

  1. Đảng phát động cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ ngày nào?
    1. 22 tháng 12 năm 1946
    2. 19 tháng 12 năm 1946
    3. 23 tháng 9 năm 1945
    4. 18 tháng 12 năm 1946

 

  1. Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng thành phố Sài gòn kết thúc vào ngày nào?
    1. 9 tháng 4 năm 1975
    2. 26 tháng 4 năm 1975
    3. 14 tháng 4 năm 1975
    4. 30 tháng 4 năm 1975

 

  1. Đại hội đại biểu lần thứ mấy của Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định đường lối đổi mới đất nước ta?
    1. Đại hội V (3/1982)
    2. Đại hội VII (6/1991)
    3. Đại hội VI (12/1986)
    4. Đại hội VIII (6/1996)

 

  1. Hệ thống chính trị nước ta có mấy bộ phận cấu thành?
    1. 2
    2. 3
    3. 4
    4. 5

 

  1. Tác giả Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng ta là ai?
    1. Trần Phú
    2. Nguyễn Ái Quốc
    3. Châu Văn Liêm
    4. Lê Hồng Phong

 

  1. Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên ở nước ta trong thời gian nào?
    1. Khởi nghĩa Bắc sơn (tháng 9/1940)
    2. Khởi nghĩa Nam kỳ (tháng 11/1940)
    3. Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945
    4. Lê Quốc khánh 2/9/1945

 

  1. Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đảng ta xác định trong cương lĩnh năm 1991 là: “xây dựng xong về cơ bản những cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội , với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hoá phù hợp làm cho nước ta trở thành một nước …”. Dấu … đó là cụm từ nào dưới đây?
    1. Xã hội chủ nghĩa giàu mạnh
    2. Xã hội chủ nghĩa phồn vinh
    3. Xã hội chủ nghĩa hùng mạnh
    4. Xã hội chủ nghĩa siêu cường

 

  1. Để đi lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nhiệp hoá, hiện đại hoá; xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh”. Phương hướng trên được Đảng ta nêu lên từ Đại hội lần thứ mấy?
    1. Đại hội VII
    2. Đại hội IX
    3. Đại hội VIII
    4. Đại hội X

 

  1. Trong hệ thống chính trị ở nước ta, bộ phận nào giữ vai trò lãnh đạo?
    1. Đảng Cộng sản Việt nam
    2. Mặt trận Tổ quốc Việt nam
    3. Hội cựu chiến binh
    4. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam

 

  1. Mặt trận Tổ quốc Việt nam có vai trò như thế nào trong hệ thống chính trị ở nước ta?
    1. Lãnh đạo và quản lý xã hội
    2. Quản lý các đoàn thể nhân dân
    3. Lãnh đạo và quản lý xã hội nhằm góp phần phát huy vai trò làm chủ của nhân dân
    4. Củng cố khối đoàn kết toàn dân, phản biện và giám sát xã hội, góp phần xây dựng Đảng, nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân

 

  1. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam mà Đảng ta chủ trương xây dựng có mấy đặc trưng?
    1. 2
    2. 3
    3. 4
    4. 5

 

  1. Trong mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước thì:
    1. Mọi hoạt động của Đảng phải dưới sự quản lý của Nhà nước
    2. Nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, có chức năng thể chế hoá, cụ thể hoá và tổ chức thực hiện đường lối của Đảng
    3. Hoạt động của Đảng và hoạt động của Nhà nước là độc lập với nhau
    4. Cả a, b và c đúng

 

  1. Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội X của Đảng, mệnh đề nào dưới đây là đúng?
    1. Quyền lực Nhà nước là thống nhất
    2. Quyền lực Nhà nước là thống nhất trong việc thực hiện quyền hành pháp
    3. Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
    4. Quyền lực Nhà nước là thống nhất trong việc thực hiện quyền lập pháp và tư pháp

 

  1. Nội dung bản chất nhất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là gì?
    1. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân
    2. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật
    3. Đảng Cộng sản lãnh đạo, Nhà nước quản lý
    4. Mọi công dân đều bình đẳng

 

  1. Để xây dựng Hệ thống chính trị trong thời kỳ đổi mới, Đại hội X của Đảng đề ra mấy quan điểm?
    1. 3
    2. 5
    3. 4
    4. 6

 

  1. Văn kiện nào của Đảng xác định mục tiêu tổng quát của hệ thống chính trị ở nước ta là: “Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân”
    1. Văn kiện Đại hội VI
    2. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
    3. Văn kiện Đại hội VII
    4. Văn kiện Đại hội VIII

 

  1. Đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta là gì?
    1. Nhà nước của dân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân
    2. Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, thực hành dân chủ, đồng thời tăng cường kỷ cương
    3. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt nam lãnh đạo đồng thời bảo đảm sự giám sát của nhân dân
    4. Cả a, b và c

 

  1. Khái niệm chính sách xã hội được Đảng ta chính thức đưa vào văn kiện từ Đại hội nào?
    1. Đại hội VI
    2. Đại hội VIII
    3. Đại hội VII
    4. Đại hội IX

 

  1. Chính sách xã hội nhằm hướng tới lĩnh vực naò?
    1. Chính trị
    2. Kinh tế
    3. Xã hội
    4. An ninh quốc phòng

 

  1. Đại hội X của Đảng nêu lên mấy chủ trương chủ yếu giải quyết các vấn đề xã hội trong thời gian tới?
    1. 7
    2. 9
    3. 8
    4. 10

 

  1. Đế quốc Mỹ phải chấp nhận cuộc đàm phán với Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ở Pari vào thời gian nào?
    1. 12/1968
    2. 1/1969
    3. 3/1970
    4. 4/1971

 

  1. Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
    1. Họ không đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến và không có hệ tư tưởng độc lập
    2. Họ không kiên quyết chống đế quốc và phong kiến
    3. Họ không có tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức kỷ luật không cao
    4. Họ luôn giao động và không có trình độ

 

  1. Phong trào Đông Du do ai lãnh đạo?
    1. Nguyễn Thái Học
    2. Phan Chu Trinh
    3. Phan Bội Châu
    4. Huỳnh Thúc Kháng

 

  1. Mỹ tiến hành cuộc đảo chính ở Campuchia vào thời gian nào?
    1. 2/1969
    2. 3/1969
    3. 3/1970
    4. 3/1971

 

  1. Câu nói: “Miền Nam là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam. Sông có thể can, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi” là của ai?
  2. Hồ Chí Minh
  3. Lê Duẩn
  4. Trường Chinh
  5. Phạm văn Đồng

 

  1. Trận “Điện Biên Phủ” trên không Quân và Dân ta giành thắng lợi vào thời gian nào
    1. 12/1970
    2. 12/1972
    3. 10/1971
    4. 11/1973

 

  1. Cuộc hành quân “Lam Sơn 719”     của Mỹ-Ngụy bị ta đánh bại vào thời gian nào?
    1. 1970
    2. 1971
    3. 1972
    4. 1973

 

  1. Chiến lược Chiến tranh đơn phương của Mỹ ở miền Nam diễn ra trong giai đoạn nào?
    1. 1954 – 1959
    2. 1954 – 1964
    3. 1964 – 1968
    4. 1954 – 1960

 

  1. Trận đọ sức quyết liệt đầu tiên giữa quân và dân ta với quân viễn chinh Mỹ vào thời gian nào?
    1. 3/1965
    2. 5/1965
    3. 4/1965
    4. 6/1975

 

  1. Mỹ – Diệm đã đưa ra luật 10/59 vào thời gian nào?
    1. 6/5/1959
    2. 10/5/1959
    3. 10/10/1959
    4. 5/10/1959

 

  1. Ngày 14/7/1986, tại Hội nghị BCH Trung Ương đặc biệt ai được bầu làm Tổng Bí thư ?
    1. Đỗ Mười
    2. Nguyễn Văn Linh
    3. Lê Khả Phiêu
    4. Trường Chinh

 

  1. Hội nghị nào của Đảng quyết định mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn trước tháng 5/1975?
    1. Nội nghị Trung Ương 21 – khóa III (7/1973)
    2. Hội nghị Bộ Chính trị (10/1974)
    3. Hội nghị Bộ Chính Trị (3/1975)
    4. Hội nghị Trung ương 23 – Khóa III (12/1974)

 

  1. Chỉ thị 100 CT/T Ư của Ban Bí Thư Trung ương Đảng về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã được ban hành vào thời gian nào?
    1. 1980
    2. 1981
    3. 1988
    4. 1984

 

  1. Bài Quốc ca (chào cờ) do ai sáng tác?
    1. Đỗ Nhuận
    2. Văn Cao
    3. Lưu Hữu Phước
    4. Hoàng Vân

 

  1. Bài hát Hò Kéo pháo do ai sáng tác?
    1. Nguyễn văn Tý
    2. Huy Du
    3. Phan Huỳnh Điểu
    4. Hoàng Vân

 

  1. Đại Hội nào của Đảng đã chủ trương coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu?
    1. Đại Hội III
    2. Đại Hội V
    3. Đại Hội VI
    4. Đại HộiVII

 

  1. “Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc”? là đánh giá tổng quát của Đại Hội nào?
    1. Đại Hội VI
    2. Đại Hội VII
    3. Đại Hội VIII
    4. Đại Hội IX
  2. Đại Hội nào của Đảng khẳng định: Tư tương Hồ Chí Minh không chỉ là kết quả của sự vận dụng sáng tạo mà còn phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta?
    1. Đại Hội VII
    2. Đại Hội VIII
    3. Đại Hội IX
    4. Đại Hội X

 

  1. Đông Dương Cộng sản liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản vào ngày, tháng, năm nào?
    1. 23/2/1930
    2. 25/2/1930
    3. 24/2/1930
    4. 25/2/1930

 

  1. Đại hội lần thứ mấy, vào tháng, năm nào đã quyết định lấy ngày 3/2/1930 là ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
    1. Đại hội III, 6/1960
    2. Đại hội III, 12/1960
    3. Đại hội III, 9/1960
    4. Đại hội IV, 12/1976

 

  1. Hội liên hiệp thuộc địa được thành lập vào năm nào?
    1. 1920
    2. 1921
    3. 1925
    4. 1923

 

  1. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng theo Hồ Chí Minh là gì?
    1. Tập trung quyền lực về một số ít người
    2. Cá nhân phải tuyệt đối phục tùng đoàn thể
    3. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số
    4. Cá nhân lãnh đạo, tập thể phụ trách

 

  1. Trong di chúc, Chủ Tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Các đồng chí từ Trung ương đến các Chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong Đảng như…”. Tìm cụm từ thích hợp điền vào dấu…ở câu trên?
    1. Giữ gìn tài sản của chính mình
    2. Giữ gìn con mắt của chính mình
    3. Giữ gìn con cái, tài sản của mình
    4. Giữ gìn con ngươi của mắt mình

 

  1. Được coi là cuộc tổng diễn tập đầu tiên cho cách mạng Tháng Tám là cao trào nào?
    1. Cao trào cách mạng 1930- 1931
    2. Cao trào dân chủ 1936- 1939
    3. Cao trào vận động giải phóng dân tôc 1939- 1945
    4. Cả a, b và c sai

 

  1. Hội nghị Trung ương Đảng tháng 10- 1930 do ai chủ trì?
    1. Lê Hồng Phong
    2. Trần Phú
    3. Nguyễn Ái Quốc
    4. Nguyễn Thị Minh Khai

 

  1. Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương diễn ra tại đâu, vào năm nào?
    1. Quảng Châu, 1932
    2. Lai Châu, 1936
    3. Ma Cao, 1935
    4. Tuyên Quang, 1936

 

  1. Đảng Cộng sản Việt Nam được đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương từ lúc naò?
    1. Hội nghị tháng 10 năm 1930
    2. Hội nghị tháng 11 năm 1930
    3. Đại hội II tháng 2 năm 1951
    4. Cả a, b và c đều sai

 

  1. Chi bộ Cộng Sản đầu tieenowr Việt Nam được thành lập khi nào?
    1. Cuối tháng 3/1929
    2. Đầu tháng 3/1929
    3. 4/1929
    4. 5/1929

 

  1. Mặt trận Việt Minh ra đời vào tháng, năm nào?
    1. Tháng 5/1939
    2. Tháng 5/1941
    3. Tháng 5/1940
    4. Tháng 5/1942

 

  1. Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng được ban hành vào ngày, tháng, năm nào?
    1. 10/ 3/ 1945
    2. 12/ 3/ 1945
    3. 11/ 3/ 1945
    4. 13/ 3/ 1945

 

  1. Hội nghị Toàn quốc của Đảng quyết định phát động và lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa, khai mạc vào ngày, tháng, năm nào?
    1. 13/ 8/ 1945
    2. 15/ 8/ 1945
    3. 14/ 8/ 1945
    4. 16/ 8/ 1945

 

  1. Quân đội Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam lần thứ hai vào ngày, tháng, năm nào?
    1. 22/ 9/ 1945
    2. 24/ 9/ 1945
    3. 23/ 9/ 1945
    4. 25/ 9/ 1945

 

  1. Ở nước ta, thực hiện cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên vào thời gian nào?
    1. 3/ 1/ 1946
    2. 5/ 1/ 1946
    3. 4/ 1/ 1946
    4. 6/ 1/ 1946

 

  1. Đông dương Cộng Sản Đảng, An nam Cộng Sản Đảng ra đời từ tổ chức tiền thân nào?
    1. Tân Việt cách mạng Đảng
    2. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
    3. Việt Nam cách mạng đồng chí hội
    4. Cả a, b, c

 

  1. Chiến thắng Việt Bắc thu- đông vào năm nào?
    1. 1947
    2. 1949
    3. 1948
    4. 1950

 

  1. Tổ chức Đông Dương cộng sản Đảng được thành lập vào thời gian nào?
    1. 6/1927
    2. 6/1928
    3. 6/1929
    4. 5/1929

 

  1. Tổ chức An nam Cộng Sản Đảng được thành lập vào thời gian nào?
    1. 6/1927
    2. 6/1928
    3. 7/1929
    4. 8/1929

 

  1. Tổ chức Đông Dương Cộng Sản liên đoàn được thành lập vào thời gian nào?
    1. 9/1929
    2. 1/1930
    3. 7/1928
    4. 8/1929

 

  1. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Đảng ta đề ra tại Đại hội lần thứ mấy?
    1. Đại hội VI
    2. Đại hội VIII
    3. Đại hội VII
    4. Đại hội IX

 

  1. Theo quan niệm của Đảng ta, Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng có mấy đặc trưng? (Căn cứ cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội)
    1. 4
    2. 6
    3. 5
    4. 7

 

  1. Chính sách đối ngoại của Đảng ta là:
    1. Không quan hệ với các nước tư bản chủ nghĩa
    2. Chỉ quan hệ với các nước trung lập
    3. Quan hệ với các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị xã hội trên nguyên tắc bình đẳng, hợp tác cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
    4. Câu a, b, c đúng

 

  1. Chủ trương trong quan hệ quốc tế của Việt Nam là:
    1. Việt Nam sẳn sàng là bạn của các nước trong cộng đồng quốc tế
    2. Việt nam muốn là bạn, là đối tác của các nước trong cộng đồng quốc tế
    3. Việt Nam sẳn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế
    4. Việt Nam sẳn sàng là bạn tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế

 

  1. Với cuộc tiến công chiến lược mùa xuân năm 1972, cùng với thắng lợi to lớn của trận Điện Biên Phủ trên không, chúng ta buộc Mỹ phải ký:
    1. Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam
    2. Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam
    3. Hiệp định Paris về chủ quyền độc lập ở Việt Nam
    4. Cả a, b, c sai

 

  1. Đại hội VIII của Đảng ta đã xác định nội dung, phương hướng cơ bản nhằm đổi mới, kiện toàn Hệ thống chính trị ở nước ta là:
    1. Đổi mới tổ chức, phương thức lãnh đạo của Đảng
    2. Đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước
    3. Đổi mới và kiện toàn các đoàn chính trị – xã hội
    4. Cả a, b, c đúng

 

  1. Đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay là:
    1. Đổi mới mục tiêu, con đường xã hội chủ nghĩa
    2. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tổ chức và quan hệ giữa các tổ chức trong trong hệ thống chính trị
    3. Thay đổi hệ thống tư duy lý luận
    4. Đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập

 

  1. Sự khác biệt của nền dân chủ XHCN với các nền dân chủ của các xã hội có phân chia giai cấp trong lịch sử nhân loại?
    1. Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ của số đông, của tất cả quần chúng nhân dân lao động trong xã hội
    2. Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ có tổ chức Đảng cộng sản lãnh đạo
    3. Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ được thực thi bằng luật pháp nhân dân
    4. Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ phi giai cấp

 

  1. Dân chủ là gì?
    1. Là quyền lực thuộc về nhân dân
    2. Là quyền của con người
    3. Là quyền tự do của mỗi người
    4. Là trật tự xã hội

 

  1. Trong quá trình đổi mới và thực thi dân chủ của nước ta hiện nay, nhiệm vụ nào được xem là khó khăn, phức tạp, nhạy cảm nhất hiện nay?
    1. Xóa đói, giảm nghèo
    2. Cải cách giáo dục
    3. Chống tham nhũng
    4. Trật tự an toàn giao thông

 

  1. Bản chất chính trị của nền dân chủ XHCN thể hiện như thế nào?
    1. Là sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua Đảng của nó đối với toàn xã hội, để thực hiện quyền lực và lợi ích của toàn thể nhân dân lao động, trong đó có giai cấp công nhân
    2. Là thực hiện quyền lực của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đối với toàn xã hội
    3. Là sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua chính Đảng của nó để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới
    4. Cả a, b, c

 

  1. Tổ chức nào đóng vai trò trụ cột trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay?
    1. Đảng CS Việt Nam
    2. Nhà nước XHCN
    3. Mặt trận tổ quốc
    4. Các đoàn thể nhân dân

 

  1. Bản chất của nhà nước XHCN là gì?
    1. Mang bản chất giai cấp công nhân
    2. Mang bản chất của đa số nhân dân lao động
    3. Mang bản chất của giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc
    4. Vừa mang bản chất giai cấp công nhân vừa mang bản chất của nhân dân lao động và tính dân tộc sâu sắc

 

  1. Phương hướng cơ bản trong việc cải cách bộ máy hành chính ở Việt Nam hiện nay?
    1. Tổ chức bộ máy một cách chi tiết bằng cách gia tăng số lượng cơ quan các cấp để kịp thời giải quyết những vấn đề nhỏ nhất của đời sống
    2. Tăng số lượng cán bộ công chức các cấp để đảm bảo giải quyết nhanh chóng sự vụ cho nhân dân
    3. Bố trí sắp xếp tổ chức lại bộ máy cho tinh gọn, giảm tầng nấc trung gian, năng động và quản lý có hiệu lực, hiệu quả hơn.
    4. Cả a, b, c đều đúng

 

  1. Theo Đảng ta cấu trúc cơ bản của hệ thống chính trị – xã hội chủ nghĩa bao gồm:
    1. Đảng cộng sản, nhà nước XHCN, Mặt trận tổ quốc Việt Nam
    2. Đảng cộng sản Việt Nam, nhà nước XHCN, các tổ chức chính trị – xã hội
    3. Đảng cộng sản, nhà nước XHCN, hệ thống pháp luật
    4. Cả a, b và c

 

  1. Khi Pháp thiết lập sự thống trị ở nước ta, xã hội Việt Nam từng bước chuyển từ xã hội phong kiến độc lập sang:
    1. Xã hội tư bản chủ nghĩa
    2. Xã hội phong kiến thuộc địa
    3. Xã hội dân chủ nhân dân
    4. Xã hội thuộc địa nửa phong kiến

 

  1. Sau khi Tổng Bí thư Trần Phú bị Pháp tra tấn đến chết, Tổng Bí thư của Đảng do ai đứng đầu?
    1. Hà Huy Tập
    2. Nguyễn văn Cừ
    3. Lê Hồng Phong
    4. Trường Chinh

 

  1. Trong các điểm sau, chỉ rõ điểm khác nhau giữa cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và luận cương chính trị tháng 10/1930 là:?
    1. Phương hướng chiến lược của cách mạng
    2. Chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng
    3. Vai trò lãnh đạo cách mạng
    4. Phương pháp cách mạng

 

  1. Tổ chức nào đã truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào phong trào công nhân vào phong trào yêu nước Việt Nam?
    1. Đông dương Cộng sản Đảng
    2. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
    3. Mặt trận Việt minh
    4. Mặt trận phản đế đông dương

 

  1. Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, địa phương đi đầu đánh thực dân Pháp và đi đầu đánh Mỹ là:
    1. Sài gòn
    2. Đà nẵng
    3. Huế
    4. Biên hòa

 

  1. Nhân dân tôn ông là “Bình Tây Đại nguyên soái”, Ông lãnh đạo nhân dân chống thực dân Pháp và mất ngày 20/8/1864 ở Tân Phước sau một trận chiến đấu anh dũng với quân Pháp. Ông là ai?
    1. Nguyễn Trung Trực
    2. Trương Định
    3. Nguyễn Hữu Huân
    4. Võ Duy Dương

 

  1. Ông được phong là nhà “Cải cách lớn” của dân tộc ta nửa cuối thế kỷ XIX, với 58 bản di thảo để lại, khẳng định ông là người đã thiết kế những chủ trương chính sách canh tân có tầm cỡ quốc gia. Ông là ai?
    1. Phạm Phú Thứ
    2. Nguyễn Trường Tộ
    3. Nguyễn Lộ Trạch
    4. Phan Bội Châu

 

  1. Đại hội Đảng lần thứ IX xác định quan điểm phát triển nhanh và bền vững, theo đó tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với vấn đề gì?
    1. Hội nhập kinh tế quốc tế
    2. Đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ
    3. Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ
    4. Thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường

 

 

  1. Cuộc đi thăm chính thức nước Pháp từ ngày 31/5/1946 đến cuối tháng 10 năm 1946 của chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm mục đích gì?
    1. Đuổi Tưởng về nước
    2. Chống Pháp ở miền Nam
    3. Giương cao ngọn cờ độc lập và thiện chí hòa bình của dân tộc Việt Nam
    4. Kêu gọi sự ủng hộ của nhân dân Pháp và các nước trên thế giới

 

  1. Chỉ thị kháng chiến, kiến quốc xác định khẩu hiệu cách mạnh Việt Nam sau cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?
    1. Dân tộc giải phóng
    2. Thành lập chính quyền cách mạng
    3. Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết
    4. Đoàn kết dân tộc và thế giới
  2. Bài hát “Giải phóng Điện Biên” là của ai?
    1. Nhạc sỹ Huy Du
    2. Nhạc sỹ Đỗ Nhuận
    3. Nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý
    4. Nhạc sỹ Văn Cao

 

  1. Năm 1920, sự kiện nào đánh dấu mốc quyết định trong cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam?
    1. Đọc Sơ thảo lần thứ nhất những vấn đề về dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I Lênin
    2. Thành lập Hội liên hiệp những người Việt Nam yêu nước sống trên đất Pháp
    3. Tại Đại hội lần thứ XVIII của đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tua, Hồ Chí Minh đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế III và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp

 

  1. Để phá vỡ sự đoàn kết chặt chẽ của dân tộc Việt Nam, thực dân Pháp đã tiến hành chính sách cai trị thực dân nào?
    1. Chính sách ngu dân để dễ bề cai trị
    2. Chính sách độc quyển về kinh tế
    3. Chính sách chuyên chế về chính trị, chia để trị
    4. Chính sách dùng người Việt đánh người Việt

 

  1. Sản phẩm trực tiếp của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp, nằm trong mạch máu kinh tế quan trọng do chúng năm giữ?
    1. Giai cấp tư sản
    2. Giai cấp tiểu tư sản
    3. Giai cấp công nhân
    4. Tầng lớp trí thức

 

  1. Chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng toàn dân của Hồ Chí Minh phản ánh tư tưởng gì?
    1. Thực hiện cách mạng bạo lực
    2. Chủ trương trường kỳ kháng chiến
    3. Đại đoàn kết dân tộc
    4. Phát động toàn quốc kháng chiến

 

  1. Điểm vượt lên về nhận thức con đường cách mạng của Nguyễn Ái Quốc so với những người chí sĩ yêu nước trước đó:
    1. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
    2. Cách mạng bạo lực
    3. Giải phóng dân tộc
    4. Tất cả các phương án trên

 

  1. Biểu hiện rõ nét của xu thế thành lập đảng cộng sản đã trở thành tất yếu của phong trào dân tộc ở Việt Nam là:
    1. Ba tổ chức cộng sản ra đời
    2. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản phát triển mạnh mẽ
    3. Giai cấp công nhân trưởng thành về số lượng và chất lượng
    4. Cả a, b, c đúng

 

  1. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đã đề ra phương hướng chiến lược cách mạng gì đáp ứng nguyện vọng tha thiết của dân tộc?
    1. Độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội
    2. Làm Tư sản dân quyền cách mạng và thổ điạ cách mạng
    3. Làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập và miễn thuế cho dân cày nghèo
    4. Cả a, b, c đúng

 

  1. Chọn câu trả lời đúng. Sự chuẩn bị về tổ chức quyết định nhất của Nguyễn Ái Quốc cho việc thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam:
    1. Hội những người Việt Nam yêu nước
    2. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
    3. Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức
    4. Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa

 

  1. Hội nghị nào của Ban chấp hành Trung ương Đảng thể hiện kiên quyết chủ nghĩa dân tộc của Nguyễn Ái Quốc:
    1. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần 6 (11.1939)
    2. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần 7 (11.1940)
    3. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần 8 (5.1941)
    4. Cả a, b, c sai

 

  1. Nguyên nhân mang yếu tố điều kiện cơ bản nhất, quyết định thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945?
    1. Hoàn cảnh khách quan thuận lợi: kẻ thù trực tiếp phát xít Nhật bị Liên Xô và đồng minh đánh bại
    2. Kết quả và đỉnh cao 15 năm đấu tranh của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng
    3. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Đông Dương
    4. Nhân dân Việt Nam có tinh thần yêu nước

 

  1. Nhiệm vụ chủ yếu và quan trọng nhất trong Lời kêu gọi toàn Quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch ngày 19.12.1946?
    1. Củng cố và giữ vững chính quyền
    2. Chống thực dân Pháp xâm lược
    3. Bài trừ nội phản
    4. Cải thiện đời sống nhân dân

 

  1. Chiến lược quyết định mang đến thắng lợi của kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ năm 1954?
    1. Kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính
    2. Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc
    3. Toàn dân nổi dậy trên nền tảng khối liên minh công – nông
    4. Cả a, b, c đúng

 

  1. Xác định nhiệm vụ cách mạng mang yếu tố thắng lợi quyết định nhất cho cách mạng hai miền của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (9.1960):
    1. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam
    2. Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc
    3. Cách mạng vô sản trên thế giới
    4. Cả a, b, c đúng

 

  1. Yếu tố nào là đặc biệt trong việc gây ra những hậu quả về xã hội và giai cấp ở Việt Nam dưới chính sách cai trị phản động của thực dân Pháp?
    1. Làm thay đổi tính chất giai cấp – xã hội Việt Nam
    2. Thay đổi mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu trong xã hội
    3. Thay đổi kết cấu giai cấp
    4. Thay đổi văn hóa, truyền thống dân tộc

 

  1. Có chính quyền dân chủ nhân dân, của dân, do dân và vì dân được giữ vững, làm công cụ sắc bén tổ chức toàn dân kháng chiến và xây dựng chế độ mới là một trong những nguyên nhân thắng lợi của:
    1. Cách mạng tháng Tám 1945
    2. Kháng chiến chống thực dân Pháp 1954
    3. Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1975
    4. Cả a, b, c đúng

 

  1. Ai là nhạc sỹ sáng tác bài hát “Giải phóng miền Nam”?
    1. Lưu Hữu Phước
    2. Phạm Tuyên
    3. Huy Thục
    4. Đỗ Nhuận

 

  1. Nguyên nhân ra đời của của chiến tranh thế giới lần thứ nhất là gì?
    1. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc tranh giành nhau xâm lược thuộc địa
    2. Cách mạng tháng Mười Nga thành công
    3. Mâu thuẫn không thể điều hòa được giữa các nước đế quốc chủ nghĩa
    4. Cả a, b, c đúng

 

  1. Chính sách đối ngoại đầu tiên của Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện năm?
    1. 1945
    2. 1948
    3. 1950
    4. 1954

 

  1. Ai là người khởi thảo “Đề cương Văn hóa Việt Nam”?
    1. Trần Phú
    2. Nguyễn vă Cừ
    3. Lê Hồng Phong
    4. Trường Chinh

 

  1. Đến nay Đảng ta đã có bao nhiêu Tổng Bí Thư
    1. 12
    2. 11
    3. 10
    4. 9

 

  1. Bài hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” là của ai?
    1. Phạm Tuyên
    2. Hoàng Vân
    3. Trọng Bằng
    4. Xuân Hồng

 

  1. Để diệt giặc dốt, Đảng ta đã phát động phong trào gì sau cách mạng tháng Tám 1945?
    1. Xóa bỏ văn hóa nô dịch của thực dân Pháp
    2. Bình dân học vụ
    3. Xây dựng nếp sống văn hóa mới
    4. Bài trừ hủ tục, tệ nạn xã hội

 

  1. Hoàn cảnh lịch sử nào ở nước ta sau tháng 8.1945:
    1. Đất nước bị chia cắt, phát triển theo hai chế độ chính trị – xã hội trái ngược nhau
    2. Vận mệnh đất nước như “ngàn cân treo sợi tóc”
    3. Miền Bắc đi lên CNXH còn Miền Nam làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
    4. Đất nước hoàn toàn được giải phóng và quá độ lên chủ nghĩa xã hội

 

  1. Chiến lược chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ áp dụng vào cuộc chiến miền Nam Việt Nam trong giai đoạn nào?
    1. 1954 – 1960
    2. 1961 – 1965
    3. 1965 – 1968
    4. 1968 – 1972

 

  1. Phong trào Đông Du (1906 – 1908) do cụ Phan Bội Châu lãnh đạo là phong trào yêu nước theo khuynh hướng:
    1. Khuynh hướng phong kiến
    2. Khuynh hướng dân chủ tư sản
    3. Khuynh hướng vô sản
    4. Khuynh hướng tư sản

 

  1. Tác giả tác phẩm: Kháng chiến nhất định thắng lơi là của ai?
    1. Hồ Chí Minh
    2. Trường Chinh
    3. Phạm văn Đồng
    4. Lê Duẩn

 

  1. Quân đội Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam lần thứ hai vào ngày, tháng, năm nào?
    1. 22/ 9/ 1945
    2. 24/ 9/ 1945
    3. 23/ 9/ 1945
    4. 25/ 9/ 1945

 

  1. Ai là Chủ Tịch Nước Việt Nam Thống nhất đầu tiên?
    1. Nguyễn Lương Bằng
    2. Tôn Đức Thắng
    3. Lê Đức Anh
    4. Trần Đức Lương

 

  1. Từ năm nào Nước ta đã cơ bản thoát ra khỏi tình trạng một nước nghèo?
    1. 2009
    2. 2010
    3. 2011
    4. 2012

 

  1. Ai là tác giả bài hát “Thành Phố mang tên Người”?
    1. Phạm Tuyên
    2. Xuân Hồng
    3. Cao Việt Bách
    4. Huy Du

 

  1. Cuôc khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra vào thời gian nào?
    1. 27/9/1940
    2. 23/11/1940
    3. 13/01/1941
    4. 10/01/1941
  2. Tên gọi của các tổ chức quần chúng trong Mặt Trận Việt Minh?
    1. Dân chủ
    2. Cứu Quốc
    3. Phản đế
    4. Giải phóng
  3. Mục tiêu của Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước Đại Hội X của Đảng vạch ra là gì?
    1. Biến nước ta thành nước công nghiệp có cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại
    2. Có cơ cấu kinh tế hợp lý, có quan hệ sản xuất tiến bộ
    3. Quốc phòng an ninh vững chắc, dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
    4. Tất cả a, b,
  4. Nội dung của Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là gì?
    1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hẹp tỷ trọng kinh tế và lao động nông nghiệp, gia tăng công nghiệp và dịch vụ, đô thị hóa nông thôn
    2. Quy hoạch xây dựng và phát triển nông thôn mới ấm no văn minh tiến bộ
    3. Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo
    4. Tất cả a, b, c
  5. Có mấy loại cơ cấu kinh tế?
    1. Cơ cấu ngành kinh tế
    2. Cơ cấu thành phần kinh tế
    3. Cơ cấu vùng kinh tế
    4. Tất cả a, b, c

 

 

  1. Sau hội nghị thành lập Đảng, BCH Trung ương lâm thời của Đảng được thành lập do ai đứng đầu?
    1. Hà Huy Tập
    2. Trần Phú
    3. Lê Hồng Phong
    4. Trịnh Đình Cửu

 

  1. Văn kiện nào của Đảng đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu?
    1. Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Hội nghị thành lập Đảng thông qua
    2. Luận cương chính trị tháng 10/1930
    3. Thư của Trung ương gửi cho các cấp bộ Đảng (tháng 12/1930)
    4. Nghị quyết Đại Hội lần thứ nhất của Đảng (3/1935)

 

  1. Văn kiện nào của Đảng nhấn mạnh “Vấn đề thổ địa là cái cốt của Tư sản dân quyền cách mạng”?
    1. Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt
    2. Luận cương chính trị tháng 10/1930
    3. Chỉ thị thành lập Hội phản đế đồng minh(18/11/1930).
    4. Chung quanh vấn đề chính sách mới của Đảng(10/1936)

 

  1. Tên của lực lương vũ trang được thành lập ở Nghệ Tĩnh trong cao trào cách mạng năm 1930 là gì?
    1. Du kích
    2. Tự vệ
    3. Tự vệ đỏ
    4. Tự vệ chiến đấu
  2. Được sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, Ban lãnh đạo của Đảng ở nước ngoài được thành lập do ai đứng đầu?
    1. Hà Huy Tập
    2. Lê Hồng Phong
    3. Trường Chinh
    4. Nguyễn văn Cừ

 

  1. Hội nghị nào của BCH TƯ Đảng chủ trương tạm gác các khẩu hiệu “Độc lập dân tộc” và “cách mạng ruộng đất”
    1. Hội nghị họp tháng 10/1930
    2. Hội nghị họp tháng 6/1939
    3. Hội nghị họp tháng 11/1939
    4. Hội nghị họp tháng 5/1941
  2. Cho biết đối tượng cách mạng trong giai đoạn 1936 -1939 là gì?
    1. Bọn phản động ở thuộc địa và bọn tay sai
    2. Bọn đế quốc xâm lược
    3. Bọn địa chủ phong kiến
    4. Đế quốc và phong kiến
  3. Cao trào cách mạng 1936 – 1939 Đảng chủ trương tập hợp các lược lượng nào?
    1. Công nhân và nông dân
    2. Cả dân tộc Việt Nam
    3. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, địa chủ, tư sản
    4. Mọi lực lượng dân tộc và một bộ phận người Pháp ở Đông dương
  4. Hội nghị BCH TƯ Đảng họp tháng 7/1936 chủ trương thành lập mặt trận nào?
    1. Mặt trận dân chủ Đông Dương
    2. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương
    3. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương
    4. Mặt trận phản đế Đồng minh Đông Dương
  5. Cho biết các hình thức đấu tranh trong phong trào dân chủ Đông Dương?
    1. Công khai, hợp pháp
    2. Nửa công khai, nửa hợp pháp
    3. Bí mật, bất hợp pháp
    4. Tất cả các hình thưc trên
  6. Điều kiện nào tạo ra khả năng đấu tranh công khai, hợp pháp cho cao trào Dân chủ Đông Dương 1936 -1939?
    1. Xuất hiện chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới
    2. Chủ trương chuyển hương chỉ đạo chiến lược cách mạng thế giới của Quốc tế Cộng sản
    3. Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền
    4. Tất cả các điều kiện trên
  7. Hội nghị Trung ương 6 (11/1939) họp ở đâu?
    1. Tân Trào (Tuyên Quang)
    2. Bà Điểm (Gia Định)
    3. Đình Bảng (Bắ Ninh)
    4. Thái Nguyên
  8. Chủ trương điều chỉnh chiến lươc cách mạng của Đảng được bắt đầu từ Hội nghị Trung ương nào?
    1. Hội nghị Trung ương 6
    2. Hội nghị Trung ương 7
    3. Hội nghị Trung ương 8
    4. Hội nghị Trung ương 9
  9. Ban chấp hành Trung ương Đảng chủ trương giải quyết vấn đè dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương vào thời gian nào?
    1. Tháng 10/1930
    2. Tháng 11/1939
    3. Tháng 11/1940
    4. Tháng 5/1941
  10. Ban chấp hành Trung ương chủ trương thabhf lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tại Hội nghị nào?
    1. Hội nghị họp tháng 10/1930
    2. Hội nghị họp tháng 11/1939
    3. Hội nghị họp tháng 11/1940
    4. Hội nghị họp tháng 5/1941
  11. Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập khi nào?
    1. 22/12/1944
    2. 19/12/1946
    3. 15/5/1945
    4. 10/5/1945
  12. Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân lúc mới thành lập có bao nhiêu chiến sỹ?
    1. 33
    2. 34
    3. 36
    4. 30
  13. Sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nươc Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam ngày, tháng, năm nào?
    1. 28/01/1941
    2. 20/9/1941
    3. 19/5/1941
    4. 03/2/1941
  14. Chiến dịch Điện Biên Phủ mở màn vào ngày, tháng, năm nào?
    1. 15/3/1954
    2. 10/3/1954
    3. 13/3/1954
    4. 8/3/1954
  15. Trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ quân ta đánh vào cứ điểm nào của quân đội Pháp?
    1. Đồi độc lập
    2. Bản Kéo
    3. Him lam
    4. Đồi A1
  16. Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra qua mấy đợt?
    1. Hai
    2. Ba
    3. Bốn
    4. Năm
  17. Cuộc khởi nghĩa chống Pháp nào thất bại cũng là kết thúc sứ mệnh cứu nước tuyệt vọng của hệ tư tưởng phong kiến ở Việt Nam?
    1. Khởi nghĩa của Nguyễn Thiện Thuật
    2. Cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng
    3. Cuộc khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám
    4. Cuộc khởi nghĩa của Tôn Thất Thuyết

 

  1. Ai là tác giả bài thơ “Hoan hô chiến sỹ Điện Biên”?
    1. Phạm Chí Nhân
    2. Giang Nam
    3. Chế Lan Viên
    4. Tố Hữu

 

  1. Trong cao trào kháng Nhật cứu nước, phong trào “Phá kho thóc của Nhật để giải quyết nạn đói” đã diễn ra mạnh mẽ ở đâu?
    1. Đồng bằng Bắc bộ
    2. Đồng bằng Bắc bộ và Bắc trung bộ
    3. Đồng bằng Nam bộ
    4. Đồng bằng Trung bộ

 

  1. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ Anh hùng lấy thân mình lấp lỗ châu mai là ai?
    1. Cù Chính Lan
    2. Phan Đình Giót
    3. La Văn Cầu
    4. Bế văn Đàn
    5. Chu văn Mùi

 

  1. Anh Giáp văn Khương được phong Anh hùng trong trận đánh nào?
    1. Đồi A1
    2. Đồi Độc lập
    3. Đồi Non nước
    4. Đồi 723

 

  1. Anh hùng Nguyễn Thị Định nổi lên trong phong trào gì?
    1. Phá ấp chiến lược của Mỹ – Ngụy
    2. Đồng khởi
    3. Chống càn quét gon dân lập ấp chiến lược của Mỹ – Ngụy
    4. Tìm Mỹ mà diệt, tìm Ngụy mà đánh

 

  1. Anh hùng nào trước khi bị địch hành quyết đã hô lớn: Đả đảo đế Quốc Mỹ; Đả đảo Nguyễn Khánh; Hồ Chí Minh muôn năm; Việt Nam muôn năm?
    1. Hoàng văn Thụ
    2. Nguyên thị Minh Khai
    3. Võ Thị Sáu
    4. Nguyễn văn Trỗi

 

  1. Căn cứ cách mạng được gọi là “Tam giác Sắt” của cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam ở đâu?
    1. Móc Câu – Tây Ninh
    2. Dầu tiếng – Bình Phước
    3. Củ Chi – TP Hồ Chí Minh
    4. U Minh – Cà Mau

 

  1. Anh hùng nào đã dùng máy bay Mỹ ném bom vào dinh Độc lập – tổng hành dinh của ngụy quyền Sài gòn?
    1. Nguyễn Thái Bình
    2. Trần Hanh
    3. Phạm Tuân
    4. Nguyễn Thành Trung
  2. Quốc dân Đại hội Tân trào họp tháng 8/1945 ở Huyện nào?
    1. Định Hóa(Thái Nguyên)
    2. Sơn Dương(Tuyên Quang)
    3. Chiêm Hóa(Tuyên Quang)
    4. Đại Từ(Thái Nguyên)
  3. Quốc dân Đại Hội Tân Trào tháng 8/1945 đã quyết định những nội dung nào dưới đây?
    1. Quyết định tổng khởi nghĩa
    2. Thành lập Ủy ban giải phóng Hà Nội
    3. Quy định về Quốc kỳ, Quốc ca
    4. 10 chính sách của Việt Minh

 

  1. Hội nghị nào đã quyết định phát động toàn dân nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền?
    1. Ban chấp hành Trung ương Đảng
    2. Ban thường vụ Trung ương
    3. Toàn quốc của Đảng
    4. Tổng bộ Việt Minh

 

  1. Những thuận lợi căn bản của nước ta sau cách mạng tháng 8/1945?
    1. Cách mạng thế giới phát triển mạng mẽ
    2. Hệ thống chính quyền cách mạng được thiết lập từ Trung ương tới cơ sở
    3. Nhân dân quyết tâm bảo vệ chế độ mới
    4. Cả a, b, c
  2. Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc của Trung ương Đảng ngày 25/11/1945 xác định nhiệm vụ nào là trung tâm và bao trùm nhất?
    1. Củng cố, bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ mới giành được
    2. Chống thực dân Pháp xâm lược
    3. Cải thiện đời sống nhân dân
    4. Diệt giặc dốt
  3. Đảng ta phát động các phong trào gì để ủng hộ nhân lực cho Nam bộ kháng chiến chống Pháp từ 23/9/1945
    1. Hướng về miền Nam ruột thịt
    2. Vì miền Nam “Thành đồng tổ quốc”
    3. Thanh niên Nam tiến
    4. Cả a, b, c

 

  1. Những sách lược nhân nhượng của Đảng ta đối với quân Tưởng và tay sai ở miền Bắc sau cách mạng tháng 8?
    1. Cho Việt quốc, Việt cách tham gia Quốc hội và Chính phủ
    2. Cung cấp lương thực cho quân Tưởng
    3. Chấp nhận cho quân Tưởng được tiêu tiền Quan kim
    4. Cả a, b, c

 

  1. Để quân Tưởng và tay sai khỏi kiếm cớ sách nhiễu, Đảng ta chủ trương:
    1. Dĩ hòa vi quý
    2. Hoa Việt thân thiện
    3. Biến xung đột lớn thành nhỏ, biến xung đột nhỏ thành không có xung đột
    4. Cả b và c

 

  1. Đảng ta đã chọn giải pháp gì trong mối quan hệ với thực dân Pháp sau ngày Pháp và Tưởng ký hiệp ươc Trùng khánh (28/2/1946)?
    1. Thương lượng và hòa hoãn với Pháp
    2. Kháng chiến chống Pháp
    3. Nhân nhượng với quân Tưởng
    4. Chống cả quân đội Tưởng và Pháp

 

  1. Tại sao Đảng ta lại lựa chọn giải pháp thương lượng hòa hoãn với quân Pháp?
    1. Chấm dứt cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam bộ
    2. Buộc quân Tưởng phải rút ngay về nước, tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù
    3. Phối hợp với quân Pháp tấn công Tưởng
    4. Cả a, b, c

 

  1. Sự kiện mở đầu cho sự hòa hoãn giữa ta và Pháp?
    1. Pháp ngừng bắn ở Nam bộ
    2. Việt nam và Pháp nhân nhượng quyền lợi ở miền Bắc
    3. Ký kết bản hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 giữa ta và Pháp
    4. Pháp và Tưởng ký hiệp ước Trùng Khánh trao đổi quyền lợi cho nhau

 

  1. Ngày 14/9/1946 trước khi rời nước Pháp Bác Hồ đã ký với chính phủ Pháp bản Tạm ước với các nội dung nào?
    1. Pháp thừa nhận các quyền dân tộc cowbanr của nước Việt Nam
    2. Chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam
    3. Đình chỉ xung đột ở miền Nam và sẽ tiếp tục đàm phán vào năm 1947
    4. Tất cả các nội dung trên
  2. Cuối năm 1946 thực dân Pháp bội ươc, liên tục gây hấn, khiêu khích ta thêm tại đâu?
    1. Đà Nẵng, Sài gòn
    2. Hải phòng, Lạng sơn, Hà nội, Đà nẵng
    3. Hải phòng, Lào cai, Lai châu
    4. Yên bái, Hòa bình, Thái nguyên
  3. Hiệp ươc Hoa – Pháp được ký ở đâu?
    1. Ma cao
    2. Trùng khánh
    3. Pari
    4. Hương cảng
  4. Cuộc tổng giao chiến lịch sử mở đầu của cuộc kháng chiến Pháp của quân và dân ta ở Hà Nội diễn ra :
    1. 60 ngày đêm
    2. 30 ngày đêm
    3. 15 ngày đêm
    4. 90 ngày đêm

 

  1. Cuộc giao chiến giữa ta và Pháp ở Hà nội kéo dài nhằm mục tiêu gì?
    1. Tiêu hao sinh lực địch
    2. Phá âm mưu đánh nhanh của địch
    3. Tạo điều kiện thuận lơi cho Trung ương Đảng và Chính phủ di chuyển lên chiến khu Việt Bắc
    4. Cả a, b, c

 

  1. Thành quả trong chiến dịch thu – đông năm 1947 là gì?
    1. Ta diêt được 700 tên địch, phá hàng trăm xe, đánh chìm 16 tầu chiến, ca nô cùng các phương tiện chiến tranh khác của địch
    2. Bảo vệ vững chắc cơ quan đầu não và căn cứ địa kháng chiến
    3. Lực lượng vũ trang của ta được tôi luyện, trưởng thành
    4. Tất cả a, b, c

 

  1. Đâu được là nơi được coi là căn cứ địa của cách mạng của cả nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp
    1. Tây Nguyên
    2. Việt Bắc
    3. Hà nội
    4. Tây Bắc

 

  1. Để thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên, theo sáng kiến của Bác Hồ, ngày 27/3/1948, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra chỉ thị:
    1. Phát động phong trào Thi đua ái quốc
    2. Chống âm mưu dùng người Việt đánh người Việt
    3. Tiến hành chiến tranh du kích trên cả nước
    4. Tất cả a, b ,c

 

  1. Trong chiến dịch Hòa Bình xuất hiện Anh hùng đánh xe tăng trên đương số 6. Đó là ai?
    1. Chu văn Mùi
    2. Tô Vĩnh Diện
    3. Cù Chính Lan
    4. Bế văn Đàn

 

  1. Để tăng cường lực lượng đánh Pháp, Đảng ta chủ trương mở rộng khối Đại đoàn kêt dân tộc với việc:
    1. Thống nhất Việt Minh với Liên Việt
    2. Mở rộng Mặt trận Việt Minh
    3. Thành lập Mặt trận liên Việt
    4. Cả a, b, c
  2. Tháng 3/1951, Đại hội thống nhất Việt Minh với Liên Việt thành:
    1. Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam
    2. Mặt trận liên hiệp Quốc dân Việt Nam
    3. Mặt trận Việt Nam cách mạng thanh niên
    4. Mặt trận Việt Minh

 

  1. Việt Nam đặt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, Liên Xô và các nước khác vào thời điểm nào?
    1. 1945
    2. 1948
    3. 1953
    4. 1950

 

  1. Sau 16 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, lần đầu tiên Đảng ta đã tuyên bố ra hoạt động công khai và tiến hành Đại Hội. Đó là Đại Hội lần thứ mấy?
    1. Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ nhất
    2. Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ hai
    3. Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ ba
    4. Cả a, b, c đều sai

 

  1. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, khẩu hiệu “Tích cực cầm cự và chuẩn bị tổng phản công” được nêu ra khi nào?
    1. 1948
    2. 1950
    3. 1951
    4. 1949

 

  1. Đại Hội II của Đảng Lao động Việt Nam đã thông qua một văn kiện mang tính chất cương lĩnh. Đó là:
    1. Cương lĩnh cách mạng Việt Nam
    2. Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam
    3. Luận cương về cách mạng Việt Nam
    4. Cương lĩnh của Đảng Lao động Việt Nam
  2. Chính cương Đảng Lao động Việt Nam nêu các nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam:
    1. Đanh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc
    2. Xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng
    3. Phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho CNXH
    4. Cả a, b, c

 

  1. Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ II đã bầu ai làm Tổng Bí thư của Đảng?
    1. Hô Chí Minh
    2. Trường Chinh
    3. Lê Duẩn
    4. Phạm văn Đồng

 

  1. Trong tiến trình hình thành và phát triển từ 1930 đến 1951 Đảng ta đã đề ra bao nhiêu cương lĩnh chính trị vào các thời điểm nào?
    1. Cương lĩnh chính trị năm 1930
    2. 2 Cương lĩnh chính trị vào năm 1930 và 1945
    3. 3 Cương lĩnh vào năm 1930, 1945, 1951
    4. 3 Cương lĩnh vào năm 1930, 1951(năm 1930 ra đời 2 Cương lĩnh)

 

  1. Đến năm 1951 Đảng ta đã tiến hành bao nhiêu kỳ Đại Hội và trong khoảng thời gian nào?
    1. 1 kỳ Đại Hội vào năm 1930
    2. 2 kỳ Đại Hội vào tháng 3/1935 và tháng 2/1951
    3. 3 kỳ Đại Hội vào tháng 2/1930; tháng 3/1935; tháng 2/1951
    4. 4 kỳ Đại Hội vào tháng 2/1930; 10/1930; 3/1935; 2/1951

 

  1. Nhằm đẩy mạnh khẩu hiệu “người cày có ruộng”, tháng 11/1953 Hội nghị TƯ lần thứ V đã thông qua:
    1. Cương lĩnh ruộng đất
    2. Chỉ thị giảm tô, giảm tức
    3. Chính sách cải cách ruộng đất
    4. Tất cả a, b, c

 

  1. Với thế chủ động trên chiến trường từ cuối năm 1950 đến đầu 1953 quân ta đã tổ chức bao nhiêu chiến dịch tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch?
    1. Chiến dịch Trung Du; Chiến dịch Đường 18; Chiến dịch Hà – Nam – Ninh
    2. Chiến dịch Hòa Bình; Chiến dịch Tây Bắc; Chiến dịch Thượng Lào
    3. Chiến dịch Tây nguyên; Chiến dịch Trung Lào; Chiến dịch Điện Biên Phủ
    4. Cả 2 phương án a, b

 

  1. Đầu năm 1953, nhằm cứu vãn tình thế ngày càng sa lầy và tìm kiếm giải pháp chính trị có “danh dự”, Pahps và Mỹ đã đưa một viên tướng sang làm tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương và lập kế hoạch quân sự manh tên:
    1. Rơve
    2. Nava
    3. Pháp – Mỹ
    4. Đờcáttơry

 

  1. Điểm mạnh của kế hoạch Nava của Pháp, Mỹ trên chiến trường Đông Dương là:
    1. Tập trung một đội quân cơ động mạnh nhất và phương tiện chiến tranh nhiều nhất
    2. Phân tán và rải đều lực lượng ra khắp các chiến trường
    3. Tập trung tối đa lượng chủ lực ở đồng bằng Bắc bộ
    4. Tất cả a, b, c

 

  1. Nava đã đưa tổng số binh lực lên Điện Biên Phủ lúc cao nhất là 16.200 quân; bố trí thành tập đoàn cứ điểm hùng mạnh gồm 3 phân khu, 49 cứ điểm, mục đích biến Điện Biên Phủ thành:
    1. Một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương
    2. Thành cạm bẫy thu hút quân chủ lực của ta đến để tiêu diệt
    3. Diêt được đại bộ phận quân chủ lực của ta Nava sẽ giành lại thế chủ động trên chiến trường
    4. Tất cả a, b, c

 

  1. Chọn Điện Biên Phủ là trận quyết chiến chiến lược, Trung ương Đảng đã xác định phương châm:
    1. Đánh chắc, tiến chắc
    2. Đánh nhanh, thắng nhanh
    3. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh
    4. Tất cả a, b, c đều sai

 

  1. Đặc trưng của kinh tế thị trường là gì?
    1. Là lấy cơ chế thị trường làm cơ sở phân bổ các nguồn lực trong nền kinh tế
    2. Cơ chế thị trường sẽ điều tiết quan hệ giữa người với người trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ
    3. Hình thành các loại thị trường đồng bộ, gắn thị trường trong nước với thị trường khu vực và thế giới
    4. Tất cả các đặc trưng nêu trên

 

  1. Kinh tế thị trường có các đăc điểm nào sau đây?
    1. Các chủ thể kinh tế độc lập nhau
    2. Các chủ thể kinh tế có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh; Nhà nước quản lý điều tiết vĩ mô
    3. Nền kinh tế mở vận hành theo quy luật khách quan như cạnh tranh, cung, cầu; giá cả do cung cầu điều tiết
    4. Tất cả các phương án trên

 

  1. Đảng ta xác định kinh tế thị trường định hướng XHCN có các đặc điểm gì sau:
    1. Là nền kinh tế vừa tuân theo các quy luật của kinh tế thị trường, vừa chịu sự dẫn dắt của các nguyên tắc bản chất của CNXH
    2. Thế mạnh của thị trường nhằm khai thác các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH
    3. Định hướng XHCN thể hiện ở 3 mặt của quan hệ sản xuất: sở hữu; quản lý và phân phối nhằm mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
    4. Tất cả các phương án trên

 

  1. Kinh tế thị trường định hướng XHCN thể hiên ở tiêu chí nào?
    1. Mục đích phát triển là nhằm dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
    2. Là nền kinh tế đa sở hữu gắn với nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo; phát huy vai trò của người lao động trong quản lý và vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước
    3. Chế độ phân phối dựa vào kết quả lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh, phúc lợi xã hội và đóng góp các nguồn lực khác
    4. Tất cả a, b, c

 

  1. “Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc” là đánh giá tổng quát của Đại Hội nào?
    1. Đại Hội VI
    2. Đại Hội VII
    3. Đại Hội VIII
    4. Đại Hội IX

 

  1. Đại Hội nào của Đảng được gọi là Đại Hội “Trí tuệ, đổi mới, dân chủ, kỷ cương, đoàn kết”?
    1. Đại Hội V
    2. Đại Hội VI
    3. Đại Hội VII
    4. Đại Hội VIII

 

  1. Mục tiêu và nhiệm vụ của Đường lối đối ngoai hiện nay của Đảng và Nhà nước ta là gì?
    1. Giữ vững môi trường hòa bình, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, phát triển đất nước
    2. Thu hút nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước
    3. Nước ta là thành viên có trách nhiệm góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập đan tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội
    4. Tất cả các phương án trên

 

  1. Tư tưởng cơ bản trong Đường lối đối ngoại của Đảng ta là gì?
    1. Giữ vững độc lập tự chủ, tự lực, tự cường
    2. Đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại
    3. Mở rộng quan hệ với mọi quốc gia không phân biệt chế độ chính trị.
    4. Tất cả các tư tương nêu trên
  2. Thành tựu bao trùm trong thực hiện Đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta trong 25 năm qua là gì?
    1. Đã có quan hệ ngoại giao với trên 170 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới
    2. Đã thu hút gần 100 tỷ USD vào phát triển đất nước
    3. Đã tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế ( IMF; Ngân hàng thế giới, ADB, APEC, AFTA; Tổ chức thương mại thế giới…)
    4. Tạo được môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc

 

  1. Văn hóa có các chức năng cơ bản gì?
    1. Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp
    2. Nâng cao dân trí
    3. Hướng con người tới các giá trị: chân, thiện, mỹ
    4. Cả a, b, c
  2. Các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, giá trị nào giữ vị trí đầu bảng?
    1. Đoàn kết
    2. Anh hùng, bất khuất
    3. Yêu nước
    4. Cần cù, sáng tạo, nhân ái, nghĩa tình, khoan dung…

 

  1. Cốt lõi xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến là gì?
    1. Tiếp thu các thành tựu văn hóa, khoa học – kỹ thuật của các nước trên thế giới
    2. Gắn độc lập dân tộc với CNXH theo Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh
    3. Tiếp thu các tư tương nhân văn của nhân loại
    4. Bài trừ các tư tưởng phản văn hóa

 

  1. Các Đoàn thể chính trị – xã hội cùng Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam có chức năng gì?
    1. Đại diện cho nhân dân
    2. Bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp cho đoàn viên, hội viên
    3. Trường học về quản lý kinh tế, quản lý xã hội, Đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nươc, đạo đức xã hội
    4. Phản biện Đường lối của Đảng, Chính sách pháp luật Nhà nước
    5. Cầu nối Đảng, chính quyền Nhà nước với nhân dân
    6. Tất cả 5 chức năng trên

 

  1. Đảng ta khẳng định nền kinh tế thị trường tồn tại trong các giai đoạn phát triển nào của xã hội? Chọn phương án đúng?
    1. Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội
    2. Chỉ tồn tại trong Chủ nghĩa tư bản
    3. Tồn tại cả trong Chủ nghĩa xã hội
    4. Các phương án đều sai

 

  1. Trong cuộc chiến tranh phi nghĩa của Mỹ ở Việt Nam, có bao nhiêu ngươi Mỹ tự thiêu phản đối?
    1. 11
    2. 16
    3. 14
    4. 15
  2. Bảo tàng Hồ Chí Minh tại TP Hồ Chí Minh ở Đường nào, Quận mấy?
    1. Võ Văn Tần, Quận 3
    2. Nguyễn Tất Thành, Quận 4
    3. Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1
    4. Lý Tự Trọng, Quận 1
  3. Bảo tàng Chứng tích chiến tranh ở Đường nào, Quận mấy?
    1. Nam kỳ khởi nghĩa, Quận 1
    2. Nguyễn thị Minh Khai, Quận 3
    3. Võ văn Tần, Quận 3
    4. Lê thánh Tôn, Quận 1
  4. Nguyễn thị Minh Khai là ai?

 

  1. Nguyên Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
  2. Bí Thư Xứ ủy Nam kỳ
  3. Bí Thư thành ủy Sài Gòn – Gia định
  4. Biệt động Sài Gòn

 

  1. Trong các đặc trưng của Nhà nước pháp quyền, đặc trưng nào là cơ bản nhất?
    1. Quyền lực nhà nước là thống nhất, song có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp
    2. Hiến pháp và pháp luật giữ vai trò tối thượng trong điều chỉnh các quan hệ xã hội
    3. Nhà nước có sự giám sát của nhân dân
    4. Mọi quyền lực thuộc về nhân dân

350 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HỌC PHẦN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Bùi Thanh Quang sưu tầm (không sửa): Dùng tham khảo cho sinh viên trong học tập.

PS: Mỗi người có những nhận thức không hoàn toàn giống nhau khi viết câu hỏi trắc nghiệm. Mình chỉ sưu tầm đăng lên cho các bạn SV tham khảo học tập. Nếu GV tham khảo dùng làm đề thi thì cần cần chỉnh sửa cho phù với thực tế của trường mình.

  1. Nguyễn Ái Quốc gởi bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” tới Hội nghị Vecxay vào ngày tháng năm nào?
    1. 18/6/1917
    2. 18/6/1919
    3. 18/6/1918
    4. 18/6/1920.
  1. Nguyễn Ái Quốc đọc “Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I.Lênin vào thời gian nào?
    1. 7/1917
    2. 7/1920
    3. 7/1918
    4. 7/1922.
  1. Trong thời gian ở nước ngoài, Nguyễn Tất Thành đã làm những công việc gì?
    1. Phụ bếp, cào tuyết.
    2. Thợ ảnh, làm bánh.
    3. Đốt lò, bán báo.
    4. Tất cả các công việc trên.
  1. Câu “… Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” được trích từ bài viết nào của Hồ Chí Minh?
    1. Đường Cách mệnh
    2. Chính cương vắn tắt của Đảng
    3. Chương trình tóm tắt của Đảng.
    4. Cương lĩnh chính trị
  1. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước tại bến cảng Nhà Rồng Sài Gòn vào thời gian nào?
    1. 6/5/1911
    2. 4/6/1911
    3. 2/6/1911
    4. 5/6/1911
  1. “Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Câu trên ở tác phẩm nào của Hồ Chí Minh?
    1. Đường Cách mệnh
    2. Đạo đức cách mạng
    3. Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân.
    4. Liên Xô vĩ đại.
  1. “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Câu trên Hồ Chí Minh nói đó trong văn kiện nào?
    1. Tuyên ngôn độc lập (1945)
    2. Bản án chế độ thực dân Pháp
    3. Đường Cách mệnh
    4. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
  1. Chọn phương án trả lời đúng nhất:
    1. Chủ nghĩa Mác – Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta.
    2. Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta.
    3. Cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta.
    4. Tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng toàn diện
  1. Theo Hồ Chí Minh, ưu điểm lớn nhất của học thuyết Khổng Tử là gì?
    1. Tinh thần hiếu học.
    2. Quản lý xã hội bằng đạo đức.
    3. Sự tu dưỡng đạo đức cá nhân.
    4. Tự do
  1. Bài thơ: “Gạo đem vào giã bao đau đớn;

Gạo giã xong rồi trắng tựa bông;

Sống ở trên đời người cũng vậy;

Gian nan rèn luyện mới thành công”

Bài thơ trên ở trong tác phẩm nào của Hồ Chí Minh?

  1. Ca binh lính
  2. Nhật ký trong tù
  3. Bài ca du kích
  4. Ca sợi chỉ.
  1. Theo Hồ Chí Minh, học chủ nghĩa Mác – Lênin nghĩa là gì?
    1. Học thuộc các luận điểm lý luận.
    2. Để sống với nhau có tình, có nghĩa.
    3. Để chứng tỏ trình độ lý luận.
    4. Để làm kinh tế
  1. Theo Hồ Chí Minh, cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành được thắng lợi phải đi theo con đường nào?
    1. Cách mạng tư sản
    2. Cách mạng vô sản
    3. Cách mạng xã hội chủ nghĩa
    4. Cách mạng ruộng đất
  1. Chọn phương án trả lời đúng với tư tưởng Hồ Chí Minh:
    1. Cách mạng giải phóng dân tộc giành thắng lợi đồng thời với thắng lợi cách mạng vô sản ở chính quốc.
    2. Thắng lợi của cách mạng vô sản ở thuộc địa phải phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc.
    3. Thắng lợi của cách mạng vô sản tồn tại song song với thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản
    4. Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có khả năng giành được thắng lợi trước cách mạng cô sản ở chính quốc.
  2. “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Đoạn văn trên trích từ bài viết nào của Hồ Chí Minh:
    1. Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa
    2. Tuyên ngôn độc lập (1945)
    3. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
    4. Thư gởi đồng bào Nam bộ.
  1. Hồ Chí Minh đã tiếp thu những yếu tố nào của Phật giáo?
    1. Lòng thương người
    2. Tinh thần cứu khổ, cứu nạn
    3. Tinh thần từ bi, bác ái
    4. Cả a, b, c.
  1. Chọn cụm từ đúng điền vào chỗ trống: “Việt Nam muốn làm bạn với ….., không gây thù oán với một ai”.
    1. Các nước xã hội chủ nghĩa.
    2. Các dân tộc thuộc địa, bị áp bức.
    3. Mọi nước dân chủ.
    4. Mọi nước nghèo
  1. Chọn cụm từ đúng điền vào chỗ trống:

Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem … để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

  1. Toàn bộ sức lực.
  2. Tất cả tinh thần và lực lượng.
  3. Tinh hoa và văn hóa
  4. Tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải.
  1. Theo Hồ Chí Minh, vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân trong cách mạng Việt Nam do yếu tố nào quy định?
    1. Do ý muốn của Đảng Cộng sản
    2. Do số lượng giai cấp công nhân.
    3. Do địa vị kinh tế, chính trị, xã hội khách quan của giai cấp công nhân
    4. Do kinh tế của giai cấp công nhân
  1. Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa cộng sản thích ứng ở đâu dễ hơn?
    1. Ở các nước châu Âu
    2. Ở các nước tư bản phát triển nhất
    3. Ở Châu Phi
    4. Ở các nước châu Á, phương Đông
  1. Theo Hồ Chí Minh, đặc trưng kinh tế nổi bật nhất của chủ nghĩa xã hội là gì?
    1. Khoa học – kỹ thuật
    2. Cơ cấu công – nông nghiệp hợp lý.
    3. Sở hữu về của cải
    4. Sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất
  2. Truyền thống quý báu nhất của dân tộc Việt Nam được Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển là gì?
    1. Lòng nhân ái
    2. Tinh thần hiếu học
    3. Chủ nghĩa yêu nước
    4. Cần cù lao động.
    5. Tất cả các truyền thống nêu trên
  1. Hồ Chí Minh đã dùng hình tượng nào dưới đây để chỉ chủ nghĩa tư bản?
    1. Con bạch tuộc
    2. Con đỉa hai vòi
    3. Con chim đại bàng.
    4. Con chim cánh cụt
  1. Theo giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, nguyên tắc phân phối chủ yếu trong chủ nghĩa xã hội là gì?
    1. Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.
    2. Làm theo năng lực, hưởng theo lao động.
    3. Phân phối bình quân cho tất cả mọi người.
    4. Làm ít hưởng vừa đủ
  1. Theo giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc trưng nổi bật nhất về chính trị của chủ nghĩa xã hội là gì?
    1. Đảng Cộng sản lãnh đạo.
    2. Thực hiện một nền dân chủ triệt để.
    3. Mọi người được hưởng nhân quyền.
    4. Thực hiện dân quyền
  1. Ham muốn tột bậc của Hồ Chí Minh là gì?
    1. Nước ta được hoàn toàn độc lập.
    2. Dân được hoàn toàn tự do.
    3. Đồng bào ta, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, được học hành.
    4. Cả a, b, c.
  1. Theo Hồ Chí Minh, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có cái gì?
    1. Khoa học – kỹ thuật.
    2. Kinh tế phát triển
    3. Con người toàn diện
    4. Con người xã hội chủ nghĩa.
  1. Sức mạnh dân tộc bao gồm những yếu tố chủ yếu nào?
    1. Chủ nghĩa yêu nước
    2. Ý thức tự lực, tự cường.
    3. Tinh thần đoàn kết
    4. Cả a, b, c.
  1. Sức mạnh thời đại bao gồm những yếu tố nào?
    1. Sức mạnh của khoa học – kỹ thuật.
    2. Sự đoàn kết của giai cấp công nhân quốc tế.
    3. Sự đoàn kết của các lực lượng tiến bộ thế giới.
    4. Cả a, b, c.
  1. Điền vào ô trống, hoàn chỉnh thơ của Hồ Chí Minh.

Rằng đây bốn biển một nhà … Đều là anh em

  1. Lao động thế giới.
  2. Bốn phương vô sản.
  3. Tứ hải
  4. Vàng đen trắng đỏ.
  1. Theo Hồ Chí Minh, để lãnh đạo Mặt trận dân tộc thống nhất, Đảng phải làm gì?
    1. Có năng lực lãnh đạo
    2. Có chính sách đúng đắn.
    3. Có phương châm đúng đắn.
    4. Cả a, b, c
  1. Theo Hồ Chí Minh, Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng phương thức nào?
    1. Đường lối, chủ trương, chính sách.
    2. Qua các tổ chức đảng, đảng viên trong bộ máy nhà nước.
    3. Bằng công tác kiểm tra.
    4. Cả a, b, c.
  1. Theo Hồ Chí Minh, “giặc nội xâm” bao gồm những loại nào?
    1. Tham ô.
    2. Quan liêu.
    3. Lãng phí
    4. Cả a, b, c.
  1. Hồ Chí Minh xác định yếu tố nào là gốc của người cách mạng?
    1. Tài năng.
    2. Văn hóa
    3. Nhân cách
    4. Đạo đức.
  1. Theo Hồ Chí Minh, đức tính cần thiết nhất cho một con người là gì?
    1. Trng với nươc, Hiếu với dân
    2. Cần, Kiệm
    3. Liêm, Chính
    4. Cả a, b, c.
  1. Theo Hồ Chí Minh, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân nghĩa là gì?
    1. Chỉ bảo vệ lợi ích tập thể.
    2. Loại bỏ lợi ích cá nhân.
    3. Không bênh vực lợi ích cá nhân.
    4. Không giày xéo lên lợi ích cá nhân.
  1. Câu nói sau đây là của ai?

“Người mà không liêm không bằng súc vật”.

  1. Khổng Tử.
  2. Mạnh Tử.
  3. Hồ Chí Minh.
  4. Lê Duẩn
  1. Theo Hồ Chí Minh, chữ “người” nghĩa là gì?
    1. Gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn.
    2. Loài người.
    3. Đồng bào cả nước.
    4. Cả a, b, c.
  1. Theo Hồ Chí Minh, ở đời và làm người thì phải làm gì?
    1. Yêu nước
    2. Thương nhân loại bị áp bức.
    3. Thương dân.
    4. Cả a, b, c.
  1. Đặc trưng cốt lõi nhất của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là gì?
    1. Lòng thương người.
    2. Chủ nghĩa nhân đạo chiến đấu.
    3. Sự quan tâm đến con người.
    4. Cả a, b, c.
  1. Chọn cụm từ đúng điền vào chỗ trống:

“Văn hóa …. Cho quốc dân đi”.

  1. Mở đường.
  2. Dẫn đường.
  3. Soi đường.
  4. Dẫn lối
  1. Câu nói: “Nếu trong một nước, ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy” là của ai?
    1. Khổng Tử.
    2. Mạnh Tử.
    3. Hồ Chí Minh.
    4. Tôn Đức Thắng
  1. Luận điểm: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” là của ai?
    1. Mác
    2. Hồ Chí Minh.
    3. I Lênin
    4. Lê Duẩn.
  1. Chọn cụm từ đúng điền vào chỗ trống:

“Một dân tộc dốt là một dân tộc…”

  1. Chậm phát triển.
  2. Lạc hậu.
  3. Yếu.
  4. Kém
  1. Tìm một phương án sai trong đoạn sâu đây:

“Trong 10 năm đầu (1911 – 1920) của quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã:

  1. Vượt qua 3 đại dương, 4 châu lục.
  2. Đến khoảng gần 30 nước.
  3. Sống, làm thuê và tự học tại các nước Mỹ, Anh, Pháp.
  4. Đến Mátxcơva và dự hội nghị quốc tế nông dân.
  1. Chọn đáp án sai. Hồ Chí Minh tiếp thu những giá trị tư tưởng nào?
    1. Những mặt tích cực của Nho giáo.
    2. Tư tưởng vị tha của Phật giáo.
    3. Tinh hoa văn hóa nhân loại
    4. Tư tưởng của Khổng Tử về “ một xã hội bình yên không bao giờ thay đổi…”.
  2. Theo Hồ Chí Minh, học để làm gì?
    1. Làm việc
    2. Làm cán bộ.
    3. Làm người.
    4. Cả a, b, c.
  1. Hồ Chí Minh ví tuổi trẻ như mùa nào trong năm?
    1. Mùa xuân
    2. Mùa hạ.
    3. Mùa đông.
    4. Mùa thu.
  1. Hồ Chí Minh đã từng dạy học ở ngôi trường nào?
    1. Trường tiểu học Pháp – Việt ở Vinh.
    2. Trường tiểu học Đông Ba ở Huế.
    3. Trường Quốc học Huế.
    4. Trường Dục Thanh ở Phan Thiết.
  1. Hồ Chí Minh viết Nhật ký trong tù vào thời gian nào?
    1. 1931 – 1933.
    2. 1942 – 1943.
    3. 1940 – 1941.
    4. 1944 – 1945.
  1. Ai là tác giả hai thơ:

“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn

Phần nhiều do giáo dục mà nên..”

  1. Khổng Tử (551 – 479) – nhà giáo dục lớn thời cổ đại của Trung Hoa;
  2. Hồ Chí Minh (1890- 1969) – lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam;
  3. Mahátma Gandi (1869 – 1948) – lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Ấn Độ;
  4. Giêsu Crít – người sáng lập Kitô ở phương Tây.
  1. Tác phẩm nào sau đây không phải là của Hồ Chí Minh?
    1. Bản án chế độ thực dân Pháp.
    2. Đường Cách mệnh.
    3. Tuyên ngôn độc lập.
    4. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.
  1. Theo Hồ Chí Minh: […. ] mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc và cả loài người, mở đầu một thời đại mới trong lịch sử”. Hãy điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu trên:
    1. Cách mạng tư sản Pháp
    2. Cách mạng Tân Hợi.
    3. Cách mạng Tháng Mười.
    4. Cách mạng Tháng Tám.
  1. Cho biết thơ sau: “Nay ở trong thơ nên có thép, Nhà thơ cũng phải biết xung phong” được Hồ Chí Minh viết trong bài thơ nào:
    1. Ngắm trăng.
    2. Không ngủ được.
    3. Mới ra tù tập leo núi
    4. Cảm tưởng đọc bài Thiên gia thi.
  1. Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ những nguồn gốc nào?
    1. Truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam.
    2. Tinh hoa văn hóa loài người.
    3. Những phẩm chất chủ quan của Hồ Chí Minh.
    4. Cả a, b, c đều đúng
  1. Chọn phương án trả lời đúng nhất với tư tưởng Hồ Chí Minh:
    1. Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện thực tế ở nước ta.
    2. Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện thực tế ở nước ta.
    3. Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện thực tế ở nước ta.
  1. Chọn phương án đúng trả lời cho câu hỏi sau: Hồ Chí Minh khẳng định chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn ở các nước đang đấu tranh giành độc lập. Đó là chủ nghĩa dân tộc:
    1. Chân chính
    2. Sô vanh nước lớn
    3. Hẹp hòi.
    4. Vị tha
  1. Chọn phương án đúng cho câu hỏi sau: Kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phản ánh:
    1. Quy luật khách quan của cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản.
    2. Mối quan hệ giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
    3. Mối quan hệ giữa mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài.
    4. Tất cả các phương án trên.
  1. Chọn phương án đúng trả lời cho câu hỏi sau: Nội dung giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản bao gồm:
    1. Đi từ giải phóng dân tộc tới xã hội cộng sản.
    2. Lực lượng lãnh đạo là giai cấp công nhân.
    3. Lực lượng cách mạng là toàn dân tộc.
    4. Tất cả các phương án trên.
  1. Chọn phương án đúng trả lời cho câu hỏi sau: Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo, để:
    1. Giác ngô quần chúng.
    2. Tổ chức, tập hợp quần chúng.
    3. Đoàn kết với giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
    4. Tất cả các phương án trên.
  1. Chọn phương án đúng trả lời cho câu hỏi sau: Lực lượng giải phóng dân tộc gồm:
    1. Công nhân, nông dân.
    2. Công nhân, nông dân, trí thức.
    3. Toàn dân tộc
    4. Công nhân, tiểu tư sản.
  1. Chọn phương án trả lời cho hỏi sau: Cách mạng giải phóng dân tộc có khả năng chủ động giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc vì:
    1. Kẻ thù ở thuộc địa yếu hơn kẻ thù của giai cấp vô sản ở chính quốc.
    2. Lực lượng cách mạng ở thuộc địa đông và mạnh hơn lực lượng cách mạng ở chính quốc.
    3. Cách mạng dân tộc rất mạnh
    4. Nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa tập trung ở các thuộc địa nhiều hơn ở các nước chính quốc.
  1. Chọn phương án trả lời cho hỏi sau: Cách mạng bạo lực là đấu tranh:
    1. Vũ trang.
    2. Chính trị.
    3. Ngoại giao
    4. Kết hợp cả đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị.
  1. Chọn phương án đúng trả lời cho hỏi sau: Để vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc trong công cuộc đổi mới, cần quán triệt những nội dung gì?
    1. Khơi dậy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, nguồn động lực mạnh mẽ để xây dựng và bảo vệ đất nước.
    2. Nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc trên lập trường quan điểm của giai cấp công nhân.
    3. Chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giải quyết tốt quan hệ giữa các dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
    4. Tất cả các phương án trên.
  1. Theo Hồ Chí Minh, mục tiêu tổng quát của chủ nghĩa xã hội là gì?
    1. Một nền kinh tế hiện đại, có sức tăng trưởng cao.
    2. Không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân lao động.
    3. Phát triển mạnh mẽ khoa học – kỹ thuật.
    4. Không ngừng phát triển kinh tế.
  1. Theo Hồ Chí Minh, động lực quyết định nhất của chủ nghĩa xã hội là gì?
    1. Khoa học – kỹ thuật.
    2. Con người.
    3. Chính trị
    4. Sự giúp đỡ, ủng hộ quốc tế.
  1. cụm từ điền vào chỗ trống đúng với tư tưởng Hồ Chí Minh: Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước thuộc địa nữa phong kiến,…
    1. Lược qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
    2. Băng qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
    3. Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
    4. Xuyên qua tư bản chủ nghĩa.
  1. Chọn phương án trả lời đúng nhất theo tư tưởng Hồ Chí Minh về một nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc đấu tranh cứu nước của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX, đầu XX bị thất bại?
    1. Cả nước đã không đoàn kết được thành một khối thống nhất.
    2. Lãnh đạo cuộc đấu tranh cứu nước là các sỹ phu phong kiến.
    3. Con đường cứu nước theo ý thức hệ tư tưởng phong kiến hoặc tư sản.
    4. Cả a, b, c đúng
  1. Chọn trả lời đúng với tư tưởng Hồ Chí Minh:
    1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề kế sách
    2. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược.
    3. Đại đoàn kết dân tộc là phương pháp.
    4. Đại đoàn kết toàn dân là vấn đề then chốt
  1. Chọn phương án trả lời đúng theo tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng chủ yếu của khối đại đoàn kết dân tộc?
    1. Công nhân.
    2. Công nhân, nông dân.
    3. Học trò, nhà buôn.
    4. Công nhân, nông dân, lao động trí óc.
  1. Chọn trả lời đúng với tư tưởng Hồ Chí Minh:
    1. Đảng Cộng sản Việt Nam là một thành viên của Mặt trận dân tộc thống nhất.
    2. Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Mặt trận.
    3. Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là thành viên, vừa là lực lượng lãnh đạo Mặt trận
    4. Cả a, b, c đúng

 

  1. Chọn trả lời đúng nhất theo tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức của Mặt trận dân tộc thống nhất:
    1. Mặt trận dân tộc thống nhất là tổ chức của đảng phái, các đoàn thể, các nhân sĩ.
    2. Mặt trận dân tộc thống nhất là tổ chức của các tầng lớp nhân dân.
    3. Mặt trận dân tộc thống nhất là tổ chức của giai cấp công nhân, nhân dân, lao động trí óc.
    4. Mặt trận dân tộc thống nhất là nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.

 

  1. Chọn trả lời đúng theo tư tưởng Hồ Chí Minh: Để tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa trong đấu tranh cách mạng, cần coi trọng nhân tố:
    1. Tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính.
    2. Có đường lối độc lập tự chủ là chính.
    3. Dựa vào nguồn lực ngoại sinh là chính.
    4. Dựa vào tất cả

 

  1. Chọn trả lời đúng theo tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc ngoại giao:
    1. Phải cứng rắn về nguyên tắc.
    2. Phải mềm dẻo về sách lược.
    3. Vừa cứng rắn về nguyên tắc, vừa mềm dẻo về sách lược.
    4. “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”.

 

  1. Luận điểm: “Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp ở mọi nơi. Đảng có vững thì cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy được” được trích từ tác phẩm nào của Hồ Chí Minh?
    1. Bản án chế độ thực dân Pháp.
    2. Đường Cách mệnh.
    3. Chánh cương vắn tắt của Đảng.
    4. Thường thức chính trị.

 

  1. Chọn trả lời đúng với tư tưởng Hồ Chí Minh:
    1. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân.
    2. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của nhân dân lao động.
    3. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân.
    4. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp lao động, mà cũng là Đảng của toàn dân.

 

  1. Chọn câu trả lời đúng với tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam:
    1. Tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
    2. Tự phê bình và phê bình, kỷ luật nghiêm minh, tự giác.
    3. Đoàn kết thống nhất trong Đảng.
    4. Cả a, b, c

 

  1. Đảng phải tự thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn về mặt nào?
    1. Chính trị.
    2. Tổ chức.
    3. Tư tưởng
    4. Cả a, b, c.

 

  1. Chọn trả lời đúng theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhà nước của dân là:
    1. Nhà nước do nhân dân tổ chức nên.
    2. Dân là chủ Nhà nước, quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân.
    3. Nhà nước phục vụ nhân dân, đem lại lợi ích cho nhân dân.
    4. Cả a, b, c.

 

  1. Chọn trả lời đúng theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhà nước Việt Nam….
    1. Mang bản chất giai cấp công nhân.
    2. Tính nhân dân sâu sắc.
    3. Có sự thống nhất bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc.
    4. Mang tính dân tộc.

 

  1. Điểm đặc sắc nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền là gì?
    1. Coi trọng luật pháp trong quản lý xã hội.
    2. Đề cao đạo đức trong quản lý xã hội.
    3. Đảm bảo tính nghiêm minh và hiệu lực của pháp luật.
    4. Kết hợp nhuần nhuyễn cả pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội.

 

  1. Tác phẩm đầu tiên của Hồ Chí Minh đề cập đến đạo đức cách mạng?
    1. Bản án chế độ thực dân Pháp (1925).
    2. Đường Cách mệnh (1927).
    3. Thường thức chính trị (1953).
    4. Đạo đức cách mạng (1955).

 

  1. Hồ Chí Minh đề cập đạo đức trong những quan hệ nào của con người?
    1. Đối với mình
    2. Đối với việc.
    3. Đối với người.
    4. Cả a, b, c.

 

  1. Theo giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, có mấy chuẩn mực đạo đức cách mạng?
    1. 4
    2. 6
    3. 5
    4. 7

 

  1. Theo giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, có mấy nguyên tắc xây dựng đạo đức mới?
    1. 3
    2. 5
    3. 4

 

  1. Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nền văn hóa mới có những tính chất nào?
    1. Dân tộc
    2. Đại chúng.
    3. Khoa học.
    4. Cả a, b, c.

 

  1. Theo Hồ Chí Minh, mục tiêu của giáo dục là gì?
    1. Xóa nạn mù chữ, làm cho mọi người biết đọc, biết viết.
    2. Hình thành đội ngũ trí thức cách mạng.
    3. Đào tạo những con người tốt, những cán bộ tốt.
    4. Xây dựng, phát triển nước nhà.

 

  1. Theo Hồ Chí Minh, nội dung của nền giáo dục mới là gì?
    1. Giáo dục toàn diện cả đức, trí, thể, mỹ.
    2. Giáo dục tư tưởng chính trị.
    3. Giáo dục thái độ lao động.
    4. Giáo dục tri thức văn hóa.

 

  1. Chọn cụm từ đúng điền vào chỗ trống….

“Học để làm việc,…, làm cán bộ”.

  1. Có tri thức
  2. Làm cách mạng.
  3. Làm người.
  4. Phục vụ nhân dân.

 

  1. Bản chất con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?
    1. Sản phẩm phát triển của tự nhiên.
    2. Sự thống nhất cả hai mặt tự nhiên và xã hội.
    3. Tổng hợp các quan hệ xã hội từ hẹp đến rộng.
    4. Mang bản chất giai cấp.

 

  1. Theo Hồ Chí Minh, trong mỗi con người bao giờ cũng có:
    1. Chỉ mặt tốt.
    2. Chỉ mặt xấu.
    3. Tốt – xấu, Thiện – ác
    4. Không xấu, không tốt.

 

  1. Đặc điểm nổi bật nhất của tình hình thế giới hiện nay là gì?
    1. Có nguy cơ diễn ra chiến tranh thế giới.
    2. Nạn khủng bố hoành hành.
    3. Xuất hiện các vấn đề toàn cầu.
    4. Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ phát triển mạnh mẽ.

 

  1. Theo giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, xu thế phát triển chủ đạo của thế giới hiện nay là gì?
    1. Đối đầu giữa các quốc gia, dân tộc.
    2. Hòa bình, hợp tác và phát triển.
    3. Đụng độ giữa các nền văn minh, các nền văn hóa.
    4. Đấu tranh giai cấp gay gắt, quyết liệt.

 

  1. Việt Nam hiện nay đang đối đầu với những nguy cơ nào?
    1. Tụt hậu về kinh tế.
    2. Diễn biến hòa bình
    3. Chệch hướng xã hội chủ nghĩa, tham nhũng, quan liêu.
    4. Cả a, b, c.

 

  1. Thành tựu nổi bật nhất của Việt Nam về chính trị trong những năm đổi mới là gì?
    1. Giữ vững độc lập dân tộc.
    2. Ổn định.
    3. Phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
    4. Không có xung đột sắc tộc, tôn giáo.

 

  1. Học tập, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh cần nắm vững phương pháp luận nào?
    1. Lý luận gắn với thực tiễn.
    2. Toàn diện và hệ thống.
    3. Lịch sử cụ thể, kế thừa và phát triển.
    4. Cả a, b, c.

 

  1. Kiên trì con đường Hồ Chí Minh đã chọn nghĩa là:
    1. Giữ vững nền độc lập dân tộc.
    2. Thực hiện triệt để cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
    3. Thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
    4. Hội nhập với nền kinh tế thế giới.

 

  1. Tư tưởng Hồ Chí Minh, động lực chủ yếu của sự phát triển đất nước hiện nay là gì?
    1. Đấu tranh giai cấp cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
    2. Đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công – nông – trí thức.
    3. Thực hiện bình đẳng và công bằng xã hội.
    4. Xóa đói giảm nghèo.

 

  1. Theo Tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu cách mạng của đất nước ta hiện nay là gì?
    1. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
    2. Dân giàu, nước mạnh.
    3. Xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
    4. Cả a, b, c.

 

  1. Cơ chế vận hành của hệ thống chính trị nước ta là gì?
    1. Nhà nước lãnh đạo, Đảng quản lý, nhân dân làm chủ.
    2. Nhà nước làm chủ, Đảng lãnh đạo, nhân dân quản lý.
    3. Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.
    4. Đảng và Nhà nước lãnh đạo, quản lý, nhân dân làm chủ.

 

  1. Những câu sau đây, câu nào là của Hồ Chí Minh?
    1. Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị rồi: CNXH chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi.
    2. Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng mọi thứ.
    3. Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước
    4. Triết học Mác đã mở ra một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử

 

  1. “Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới biết nước Việt Nam đã độc lập. Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới biết dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do … Chính phủ cố gắng làm theo đúng ba chính sách: Dân sinh, Dân quyền và ..” Điền vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn trích lời phát biểu của Hồ Chí Minh trong phiên họp thứ hai Quốc hội khóa I thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước ta ngày 9/11/1946.
    1. Dân chủ.
    2. Dân biểu.
    3. Dân túy.
    4. Dân tộc.

 

  1. Trong tác phẩm “Đời sống mới”, Bác Hồ viết: “Nếu miệng thì tuyên truyền bảo người ta siêng làm, bảo người ta tiết kiệm, mà tự mình thì xa xỉ, lung tung, thì tuyên truyền 100 năm cũng vô ích”.

Theo suy nghĩ của bạn, Bác Hồ khuyên chúng ta điều gì?

  1. Nên siêng làm.
  2. Nên làm gương.
  3. Nên tiết kiệm
  4. Cả, b, c.

 

  1. “Cán bộ và Đảng viên ta, vì bận việc hành chính hoặc quân sự, mà sao nhãng việc học tập. Đó là khuyết điểm rất to lớn. Khác nào người thầy thuốc chỉ đi chữa người khác, mà bệnh nặng trong mình thì quên chữa” – với lời nhắc nhở trên, Hồ Chí Minh khuyên cán bộ, đảng viên cần:
    1. Học tập – sữa chữa các khuyết điểm.
    2. Tự kiểm điểm.
    3. Tự rèn luyện.
    4. Chuyên cần

 

  1. Trong nhiều bài nói, bài viết, Hồ Chí Minh đã nêu lên và phân tích 5 đức tính chủ yếu của người cách mạng. Đó là các đức tính nào?
    1. Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín;
    2. Nhân – Nghĩa – Trí – Dũng – Tín;
    3. Nhân – Nghĩa – Trí – Dũng – Liêm;
    4. Cần – Kiệm – Liêm – Chính – Dũng.

 

  1. “Chống … và bệnh quan liêu cũng quan trọng và cần kíp như việc đáng giặc trên mặt trận”. Chọn một phương án đúng điền vào chỗ trống để hoàn thiện:
    1. Phá hoại của công.
    2. Vi phạm kỷ luật.
    3. Tham ô, lãng phí.
    4. Lãng phí.

 

  1. “Cán bộ quyết định mọi việc. Các đồng chí đều là cán bộ cao cấp, đều giữ những trách nhiệm quan trọng, công việc thành hay bại một phần lớn là do nơi…, thái độ và lề lối làm việc của các đồng chí”. Chọn một phương án đúng điền vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn văn trên trích trong “Bài nói tại lớp chỉnh huấn đầu tiên của Trung ương” ngày 11/5/1952/
    1. Tinh thần kỷ luật.
    2. Tư tưởng đạo đức.
    3. Năng suất lao động.
    4. Sức khỏe.

 

  1. Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người….”. Chọn một phương án đúng điền vào chỗ trống để hoàn thiện nói của Hồ Chí Minh tại Đại hội các chiến sỹ thi đua toàn quốc ngày 1/5/1952
    1. Tích cực nhất.
    2. Xứng đáng nhất.
    3. Yêu nước nhất.
    4. Đáng khen nhất.

 

  1. Nhân dịp lễ Đức chúa giáng sinh, Hồ Chí Minh đã gởi lời chúc phúc và mong đồng bào công giáo:

“Đoàn kết chặt chẽ với đồng bào toàn quốc, kháng chiến mạnh hơn để tiêu diệt bọn xâm lược và bè lũ Việt gian bán nước,giải phóng cho Tổ quốc và làm …”. Chọn  một phương án đúng điền vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn trích trên trích từ “Thư gởi đồng bào công giáo toàn quốc nhân dịp Đức chúa giáng sinh: của Hồ Chí Minh năm 1952

  1. Tốt đời đẹp đạo.
  2. Đất nước hòa bình.
  3. Sáng danh Đức chúa.
  4. Thống nhất đất nước.

 

  1. Trong những câu sau đây, câu nào là của Hồ Chí Minh.
    1. “… muốn thế giới cách mệnh thành công, thì phải vận động đàn bà con gái, công nông các nước”.
    2. “… muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã”.
    3. “Chúng ta đã biết “Cách mệnh” tinh thần, “cách mệnh” kinh tế, thì “cách mệnh” chính trị cũng không xa.
    4. “không đợi ai giúp mình cả, phải tự làm lấy”

 

  1. Hãy lựa chọn trả lời đúng nhất:
    1. Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc và là nhà văn hóa.
    2. Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc của dân tộc Việt Nam và là danh nhân văn hóa kiệt xuất của thế giới.
    3. Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam và là một nhà văn hóa kiệt xuất.
    4. Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, là chiến sĩ thi đua yêu nước dũng cảm.

 

  1. Đại hội IX đã xác định nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ mấy nhân tố:
    1. 3
    2. 4
    3. 5
    4. 6

 

  1. Nguồn gốc chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh:
    1. Chủ nghĩa Mác – Lênin.
    2. Các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
    3. Tinh hoa văn hóa nhân loại.
    4. Những phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh
    5. Cả 4 nhân tố trên

 

  1. Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: “Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường…”
    1. Cách mạng tư sản
    2. Cách mạng kỹ thuật- công nghệ
    3. Cách mạng vô sản
    4. Cách mạng dân chủ tư sản

 

  1. Thân phụ Hồ Chí Minh có tên là:
    1. Nguyễn Sinh Sắc
    2. Nguyễn Sinh Huy
    3. Nguyễn Sinh Khiêm
    4. Nguyễn Sinh Xin

 

  1. Cụ Nguyễn Sinh Sắc qua đời ở đâu:
    1. Long Xuyên
    2. An Giang
    3. Nghệ An
    4. Đồng Tháp

 

  1. Bác Hồ là con thứ mấy trong gia đình:
    1. Thứ ba
    2. Thứ nhất
    3. Thứ hai
    4. Thứ tư

 

  1. Nguyễn Tất Thành lúc ra đi tìm dường cứu nước bao nhiêu tuổi:
    1. 19 tuổi
    2. 20 tuổi
    3. 21 tuổi
    4. 22 tuổi

 

  1. Nguyễn Ái Quốc đã thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở đâu:
    1. Việt Bắc
    2. Cao Bằng
    3. Hà Nội
    4. Trung Quốc

 

  1. Nguyễn Ái Quốc học lớp ngắn hạn tại trường Đại học Phương Đông ở đâu:
    1. Đức
    2. Anh
    3. Liên Xô
    4. Trung Quốc

 

  1. Nguyễn Ái Quốc tán thành Quốc tế III do ai sáng lập:
    1. Mác
    2. Ăngghen
    3. I.Lênin
    4. Stalin

 

  1. Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận bản sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về dân tộc và thuộc địa của V.I.Lênin năm nào:
    1. 1919
    2. 1920
    3. 1921
    4. 1922

 

  1. Tại Pác Pó, Hồ Chí Minh dịch ra tiếng Việt cuốn sách nào để làm tài liệu huấn luyện cho đảng viên:
    1. “Tư bản”
    2. “Lịch sử Đảng Cộng sản Nga”
    3. “Chiến tranh và hòa bình”
    4. Luận cương của Lênin

 

  1. Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, hành trang của Nguyễn Tất Thành đã có:
    1. Chủ nghĩa Mác – Lênin
    2. Chủ nghĩa yêu nước và truyền thống của dân tộc Việt Nam
    3. Tư tưởng cách mạng dân chủ tư sản
    4. Cả a, b, c đúng

 

  1. Điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội là:
    1. Dân chủ tư sản
    2. Độc lập dân tộc
    3. Cách mạng khoa học và công nghệ
    4. Nền đại công nghiệp

 

  1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là đào tạo người Việt Nam thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội:
    1. Chăm chỉ và sáng tạo
    2. Vừa hồng vừa chuyên
    3. Cần cù và dũng cảm
    4. Cần, Kiệm, Liêm, Chính

 

  1. Tư tưởng chủ đạo trong toàn bộ di sản lý luận Hồ Chí Minh là:
    1. Tư tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người
    2. Tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội
    3. Tư tưởng về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đòan kết toàn dân tộc
    4. Tư tưởng về đạo đức cách mạng

 

  1. Người có phẩm chất chính trị trong xã hội chủ nghĩa là người phải có lập trường của:
    1. Giai cấp tư sản
    2. Giai cấp nông dân
    3. Giai cấp công nhân
    4. Cả a, b, c

 

  1. Tình yêu Tổ quốc, yêu đất nước mang tính:
    1. Vừa mang tính cộng đồng vừa mang tính giai cấp
    2. Vừa mang tính cá nhân vừa mang tính giai cấp
    3. Vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội
    4. Vừa mang tính dân tộc và tính giai cấp

 

  1. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, ngày nay lòng yêu nước của con người Việt Nam gắn bó chặt chẽ với:
    1. Yêu chủ nghĩa tư bản
    2. Yêu dân tộc
    3. Yêu quê hương
    4. Yêu chủ nghĩa xã hội

 

  1. Chủ nghĩa xã hội với tư cách là một chế độ xã hội ra đời trên thực tế từ:
    1. Cách mạng tư sản Pháp 1789
    2. Cách mạng tháng tám 1945 ở Việt Nam
    3. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
    4. Kháng chiến chống Mỹ của dân tộc Việt Nam thắng lợi

 

  1. Đến nay, đất nước Việt Nam đã trải qua bao nhiêu năm đổi mới và phát triển:
    1. 10 năm
    2. 15 năm
    3. 20 năm
    4. Hơn 27 năm

 

  1. Vận dụng một quan điểm tư tưởng nào đó của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở cần phải:
    1. Phải nắm chắc đặc điểm, tình hình thực tiễn của đất nước
    2. Áp dụng một cách nguyên xi vào thực tiễn đất nước
    3. Không cần xem xét bối cảnh quốc tế đương thời
    4. Xem xét tình hình quốc tế đương thời

 

  1. Thân mẫu của Bác Hồ mất ở đâu?
    1. Nghệ An
    2. Bình Định
    3. Huế
    4. Hà Tĩnh

 

  1. Nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh:
    1. Cách mạng giải phóng dân tộc
    2. Đại đoàn kết dân tộc kết hợp với đoàn kết quốc tế
    3. Độc lập dân tộc gắn liền với chũ nghĩa xã hội
    4. Cả a, b, c đúng

 

  1. “ Không chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Lời khẳng định đanh thép này được trích trong “ Lởi kêu gọi toán quốc kháng chiến” của Hồ Chí Minh. Lới kêu gọi đó được phát ra khi nào:
    1. 20/11/1946
    2. 1/12/1946
    3. 19/12/1946
    4. 20/12/1946

 

 

 

  1. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta xác định cách mạng nước ta phải trải qua hai giai đoạn có quan hệ khăng khít với nhau là:
    1. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa
    2. Cách mạng xã hội chủ nghĩa và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
    3. Cách mạng tư sản và cách mạng xã hội chủ nghĩa
    4. Cả a, b, c sai

 

  1. Đường lối cách mạng ở Việt Nam theo Tư tưởng Hồ Chí Minh là:
    1. Giương cao ngọn cờ độc lập và chủ nghĩa tư bản
    2. Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
    3. Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp
    4. Câu a, b, c đều sai

 

  1. Nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh:
    1. Chủ nghĩa yêu nước, truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam
    2. Những giá trị tư tưởng văn hóa phương Đông, phương Tây
    3. Những phẩm chất cá nhân Hồ Chí Minh
    4. Chủ nghĩa Mác Lênin
    5. Cả a, b,c, d đều đúng

 

  1. Hồ Chí Minh không ngừng đón nhận những tinh hoa văn hóa nhân loại:
    1. Văn hoá phương Tây
    2. Văn hoá phương Đông
    3. Chủ nghĩa Mác – Lênin
    4. Cả a, b, c đều đúng

 

  1. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh ở giai đoạn 1890 – 1911 được xem là:
    1. Giai đoạn hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng
    2. Giai đoạn tìm tòi khảo nghiệm
    3. Giai đoạn hình thành cơ bản tư tưởng về con đường cách mạng Việt Nam
    4. Giai đoạn vượt qua thử thách, kiên trì con đường đã xác định cho cách mạng Việt Nam

 

  1. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh ở giai đoạn 1931- 1941 được xem là:
    1. Giai đoạn hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng
    2. Giai đoạn tìm tòi khảo nghiệm
    3. Giai đoạn hình thành cơ bản tư tưởng về con đường cách mạng Việt Nam
    4. Giai đoạn vượt qua thử thách, kiên trì con đường đã xác định cho cách mạng Việt Nam

 

  1. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp:
    1. Phong trào yêu nước ở nước ta với Chủ nghĩa Mác – Lênin và Phong trào công nhân Việt Nam vào những năm cuối thập kỷ của thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
    2. Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân ở nước ta vào những năm cuối thập kỷ của thế kỷ XX
    3. Phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở nước ta vào những năm cuối thập kỷ của thế kỷ XX
    4. Cả a, b, c sai

 

  1. Ai là người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam:
    1. Trịnh Đình Cửu
    2. Trần Phú
    3. Nguyễn Ái Quốc
    4. Châu văn Liêm

 

  1. Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập ra Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên vào năm nào?
    1. 1924
    2. 1925
    3. 1926
    4. 1927

 

  1. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự thống nhất  của các tổ chức Đảng:
    1. Đông Dương Cộng sản Đảng (6/1929), An Nam Cộng sản Đảng(10/1929) và Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn (1/1930)
    2. Đông Dương Cộng sản Đảng (6/1929), An Nam Cộng sản Đảng(10/1929)
    3. Đông Dương Cộng sản Đảng (6/1929) và Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn (1/1930)
    4. Cả a, b, c sai

 

  1. Sự kiện nào được đánh dấu là tất yếu lịch sử và một bước ngoặt vĩ đại của dân tộc ta trên con đường đấu tranh cho độc lập, dân chủ và chủ nghĩa xã hội:
    1. Ngày 5 tháng 6 năm 1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước
    2. Năm 1925 thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên
    3. Ngày 3 tháng 2 năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
    4. Năm 1945, dân tộc Việt Nam giành được độc lập dân tộc

 

  1. Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của:
    1. Sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta
    2. Tinh hoa dân tộc Việt Nam
    3. Trí tuệ thời đại
    4. Cả a, b, c đều đúng

 

  1. Khi vận dụng một quan điểm tư tưởng nào đó của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cần phải:
    1. Nắm chắc bối cảnh ra đời, phạm vi nhiệm vụ của tư tưởng
    2. Vận dụng nguyên xi vào tình hình thực tiễn đất nước
    3. Vận dụng một cách phù hợp vào điều kiện hoàn cảnh đất nước
    4. Cả a, b và c đúng

 

  1. Trong giai đoạn hiện nay, phẩm chất chính trị của người công nhân:
    1. Có thái độ và việc làm tích cực xây dựng Đảng, tuân thủ pháp luật của nhà nước
    2. Trung thành với Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa
    3. Tỉnh táo, cảnh giác với mọi âm mưu chống phá của kẻ thù đối với Tổ quốc
    4. Cả a, b và c đúng

 

  1. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản được triệu tập từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930 tại:
    1. Bán đảo Cửu Long, Hương Cảng
    2. Cao Bằng
    3. Hà Nội
    4. Ở Pắcbó

 

  1. Thân mẫu của Hồ Chí Minh là ai?
    1. Nguyễn Thị Thanh
    2. Nguyễn Thị Đậm
    3. Nguyễn Thị An
    4. Hoàng Thị Loan

 

  1. Thân phụ của Hồ Chí Minh mất ở đâu?
    1. Cao lãnh
    2. Nghệ An
    3. Huế
    4. An Giang

 

  1. Trong các yếu tố sau, yếu tố nào quyết định bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh?
    1. Văn hoá truyền thống dân tộc
    2. Tư tưởng văn hoá phương Tây
    3. Tư tưởng văn hoá phương Đông
    4. Chủ nghĩa Mác – Lênin

 

  1. Những yếu tố nhân cách nổi trội của Hồ Chí minh là gì?
    1. Năng lực tư duy năng động, nhạy bén, nhìn xa trông rộng
    2. Lòng nhân ái cao cả
    3. Có ý chí mãnh liệt và nghị lực phi thường
    4. Cả a, b và c

 

  1. Nguyễn Tất Thành ở Mỹ thời gian nào:
    1. 1912- 1913
    2. 1911 – 1912
    3. 1913 – 1914
    4. 1917

 

  1. Nguyễn Tất Thành đến Quy Nhơn học thêm tiếng Pháp vào thời gian nào?
    1. 9/1907
    2. 9/1909
    3. 9/1910
    4. 9/1908

 

  1. Nguyễn Ái Quốc nói: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ Quốc tôi, đấy là tất cả những gì tôi muốn, đấy là tất cả những gì tôi hiểu”. Bác nói câu trên vào dịp nào?
    1. Cuộc họp của Hội địa dư Pháp (1/1920)
    2. Cuộc họp của Hội liên hiệp thuộc địa (10-1921)
    3. Lễ mít tinh kỷ niệm ngày 1/5 do Đảng Xã hội Pháp tổ chức (1920)
    4. Đại hội Tour, sau khi người bỏ phiếu tán thành tham gia Quốc tế III

 

  1. Tại Đại hội nào Đảng ta khẳng định: Đảng lấy chú nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động”.
    1. Đại hội VII
    2. Đại hội IX
    3. Đại hội VIII
    4. Đại hội X

 

  1. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX đã đưa ra định nghĩa: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo… vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại”. Hãy điền vào dấu … từ thích hợp để hoàn thiện câu trên?
    1. Chủ nghĩa duy vật
    2. Chủ nghĩa xã hội khoa học
    3. Chủ nghĩa Mác- Lênin
    4. Chủ nghĩa duy vật khoa học

 

  1. Tư tưởng cách mạng nhất của Hồ Chí Minh là gì?
    1. Tư tưởng về sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người
    2. Tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp
    3. Tư tưởng về đoàn kết Quốc tế
    4. Tư tưởng về giải phóng toàn dân

 

  1. Vì sao, trong quá trình tìm đường cứu nước Hồ Chí Minh đã không lựa chọn con đường cách mạng tư sản?
    1. Vì cách mạng tư sản không phù hợp với Việt nam
    2. Vì cách mạng tư sản chỉ phù hợp với các nước Phương Tây
    3. Vì cách mạng tư sản là “cách mạng không đến nơi, cách mạng không triệt để”
    4. Vì cách mạng Việt nam không có giai cấp tư sản lãnh đạo

 

  1. Vì sao sơ thảo lần thứ nhất luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin làm cho Nguyễn Ái Quốc “cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao”?
    1. Vì nó được viết ra bởi một lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân
    2. Vì nó đã giải đáp cho Nguyễn Ái Quốc con đường giành độc lập, tự do cho đồng bào
    3. Vì nó đề cập đến cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Việt nam
    4. Vì nó là cuộc cách mạng vô cùng quan trọng

 

  1. “Cái cần thiết cho chúng ta, con đường giải phóng chúng ta”. Cái cần thiết… đó Nguyễn Ái Quốc tìm thấy khi đọc được ở đâu?
    1. Tuyên ngôn độc lập của Mỹ
    2. Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp
    3. Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin
    4. Cả a, b cà c đều sai

 

  1. Hồ Chí Minh trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt nam từ năm nào?
    1. 1940
    2. 1942
    3. 1941
    4. 1945

 

  1. Đảng ta khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta”. Điều khẳng định trên được Đảng ta nêu lên tại Đại hội lần thứ mấy?
    1. Đại hội VI
    2. Đại hội VIII
    3. Đại hội VII
    4. Đại hội IX

 

  1. Theo Hồ Chí Minh, giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người thì nhiệm vụ đặt lên hàng đầu là gì?
    1. Giải phóng con người
    2. Giải phóng giai cấp
    3. Giải phóng dân tộc
    4. Đồng thời giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp

 

  1. Theo Hồ Chí Minh, Đảng muốn mạnh thì phải có cái gì làm cốt?
    1. Người lãnh đạo có tài
    2. Lực lượng cách mạng
    3. Chủ nghĩa
    4. Sự giúp đỡ của giai cấp tiên tiến

 

  1. Trong tác phẩm “Đường kách mệnh”, Hồ Chí Minh cho rằng cách mạng trước hết phải có gì?
    1. Lực lượng cách mạng
    2. Đảng cách mệnh
    3. Căn cứ địa
    4. Đường lối cách mạng

 

  1. Đầu năm 1930, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã sáng lập ra Đảng cộng sản Viêt nam và soạn thảo đường lối của cách mạng, chủ trương: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Chủ trương trên được trích trong văn kiện nào?
    1. Chính cương vắn tắt
    2. Chương trình tóm tắt
    3. Điều lệ vắn tắt
    4. Sách lược vắn tắt

 

  1. Hồ Chí Minh khẳng định: “con đường tiến tới chủ nghĩa xã hội là con đường …không ai ngăn cản nổi”. Điền từ thích hợp vào dấu…?
    1. Tự do của mỗi dân tộc
    2. Tự quyết của mỗi quốc gia
    3. Chung của thời đại
    4. Thích hợp nhất của thời đại

 

  1. Đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh là đoàn kết với những thành phần nào?
    1. Giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức
    2. Giai cấp công nhân và nông dân
    3. Đại đoàn kết toàn dân
    4. Cả a, b và c đều sai

 

  1. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, nền tảng, cái gốc của người cách mạng là gì?
    1. Là tri thức
    2. Là Đạo đức
    3. Là tài năng
    4. Là tri thức và năng lực tổ chức

 

  1. Hình thức tổ chức thích hợp nhất để đoàn kết nhân dân, theo Hồ Chí Minh là gì?
    1. Đoàn kết dân tộc
    2. Mặt trận dân tộc thống nhất
    3. Hợp tác quốc tế
    4. Mở rộng quan hệ với mọi người

 

  1. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra những nguyên tắc cơ bản nào để định hướng việc rèn luyện đạo đức cách mạng của mỗi người?
    1. Nói đi đôi với làm. phải nêu gương về đạo đạo
    2. Xây đi đôi với chống
    3. Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời và phải có quyết tâm cao
    4. Cả a, b và c

 

  1. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, kẻ thù nguy hiểm nhất của đạo đức cách mạng là gì?
    1. Chủ nghĩa tự do
    2. Chủ nghĩa cá nhân
    3. Tư tưởng tư sản
    4. Tư tưởng phong kiến

 

  1. “Người cách mạng phải có đạo đức , không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Luận điểm trên là của ai?
    1. Hồ Chí Minh
    2. Lênin
    3. Bác Đỗ Mười
    4. Võ Nguyên Giáp

 

  1. Trong những phẩm chất của người cách mạng, phẩm chất nào được Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu?
    1. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
    2. Yêu thương con người
    3. Trung với nước, hiếu với dân
    4. Tinh thần Quốc tế trong sáng

 

  1. Một trong những nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh là tiếp thu:
    1. Tinh hoa văn hóa nhân loại
    2. Các giá trị văn hóa tiến bộ thời kỳ Phục hưng
    3. Toàn bộ tư tưởng của các nhà khai sáng Pháp
    4. Cả a, b, c sai

 

  1. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam năm nào?:
    1. 1941
    2. 1940
    3. 1938
    4. 1939

 

  1. Những giá trị truyền thống tốt đẹp của Dân tộc Việt Nam được Hồ Chí Minh tiếp thu để hình thành  tư tưởng của mình là:
    1. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
    2. Tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng
    3. Tư tư tưởng nhân ái, bao dung độ lượng
    4. Tất cả các câu đều đúng

 

  1. Một trong những giá trị văn hoá phương Tây được Hồ Chí Minh tiếp thu để hình thành tư tưởng của mình là:
    1. Tư tưởng văn hoá dân chủ và cách mạng của cách mạng Pháp và tư tưởng nhân quyền của cách mạng Mỹ
    2. Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn
    3. Lý tưởng tự do, bình đẳng, bác ái và tư tưởng dân chủ của các nhà khai sáng Pháp
    4. Tất cả các câu đều đúng

 

  1. Theo Hồ Chí minh Độc lập, tự do là:
    1. Quyền thiêng liêng của tất cả các dân tộc
    2. Quyền bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc
    3. Cái quý giá nhất của mỗi dân tộc
    4. Cả a, b, c đều đúng

 

  1. Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết hợp nhuần nhuyễn:
    1. Dân tộc với giai cấp
    2. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
    3. Chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế
    4. Cả a, b, c

 

  1. Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết của:
    1. Giai cấp công nhân
    2. Toàn dân trên cơ sở liên minh công nông
    3. Giai cấp công nhân và nông dân
    4. Cả a, b, c

 

  1. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh , nhiệm vụ hàng đầu, trên hết, trước hết của cách mạng Việt Nam là:
    1. Giải phóng dân tộc
    2. Giải phóng giai cấp
    3. Giải phóng con người
    4. Cả a, b, c

 

  1. Nguyễn Sinh Cung vào Huế lần đầu tiên năm nào?
    1. 1898
    2. 1893
    3. 1900
    4. 1895

 

  1. Thân phụ Nguyễn sinh Sắc làm lễ “vào làng” và cho Sing Cung tên mới là Nguyễn Tất Thành vào năm nào?
    1. 1902
    2. 1900
    3. 1901
    4. 1905

 

  1. Trong tư tưởng Hồ chí minh, đại đoàn kết dân tộc:
    1. Là vấn đề cơ bản có ý nghĩa chiến lược
    2. Là vấn đề quyết định thành công của cách mạng
    3. Là vấn đề cơ bản, có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng
    4. Cả a, b, c

 

  1. Nguyễn Tất Thành vào Huế lần thứ hai thời gian nào?
    1. 1904
    2. 1906
    3. 1905
    4. 1908

 

  1. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng của:
    1. Giai cấp công nhân
    2. Nhân dân lao động
    3. Dân tộc Việt Nam
    4. Câu a, b, c

 

  1. Người thầy giáo đầu tiên của Nguyễn Tất Thành là ai?
    1. Trần Tấn
    2. Phan Bội Châu
    3. Vương Thúc Quý
    4. Nguyễn Sinh Sắc

 

  1. Nguyễn Tất Thành vào học trường Quốc học Huế năm học nào?
    1. 1906 – 1907
    2. 1905 – 1906
    3. 1911 – 1912
    4. 1907 – 1908

 

  1. Nhà nước của dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh nghĩa là:
    1. Mọi quyền lực trong nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân
    2. Mọi công việc của nhà nước do nhân dân quyết định
    3. Đại biểu của nhà nước do nhân dân bầu ra
    4. Cả a, b, c

 

  1. Nhà nước vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh là:
    1. Phục vụ vì lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân
    2. Dân là chủ, chính phủ là đầy tớ. Mọi chủ trương, chính sách, pháp luật đều xuất phát từ lợi ích của nhân dân
    3. Nhà nước trong sạch, không có bất cứ một đặc quyền, đặc lợi nào
    4. Cả a, b, c

 

  1. Tác phẩm nào của Nguyễn Ái Quốc viết về sự kiện Khải Định sang Pháp năm 1922?
    1. Con rồng tre
    2. Lời than vãn của bà Trưng Trắc
    3. Vi hành
    4. Cả ba tác phẩm trên

 

  1. Nguyễn Ái quốc là đại biểu duy nhất của nông dân thuộc địa tại Đại Hội quốc tế nông dân vào thời gian nào?
    1. 10/1921
    2. 10/1925
    3. 10/1923
    4. 10/1927

 

  1. Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô lần đầu vào năm nào?
    1. 1921
    2. 1923
    3. 1924
    4. 1925

 

  1. Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội lần thứ V quốc tế cộng sản vào năm nào?
    1. 1921
    2. 1923
    3. 1924
    4. 1925

 

  1. Nguyễn Tất Thành lần đầu tiên tiếp xúc với khẩu hiệu “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” vào thời gian nào?
    1. 1911
    2. 1904
    3. 1906
    4. 1905

 

  1. Tại Quảng Châu (Trung Quốc) Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức nhiều lớp tập huấn đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam, đó là vào những năm nào?
    1. 1923-1924
    2. 1924-1926
    3. 1925-1927
    4. 1927-1929

 

  1. “Công nông là gốc cách mệnh, còn học trò, nhà buôn nhỏ, địa chủ nhỏ là bầu bạn cách mệnh của công nông”. Nguyễn Ái Quốc đã viết câu đó trong tác phẩm nào?
    1. Bản án chế độ thực dân Pháp
    2. Lênin và Phương Đông
    3. Đường cách mệnh
    4. Nông dân Trung Quốc

 

  1. Giai đoạn hình thành tư tưởng yêu nước, thương nòi của Nguyễn Ái Quốc được tính từ:
    1. Trước năm 1911
    2. Năm 1911 đến năm 1920
    3. Năm 1921 đến năm 1930
    4. Cả a, b, c sai

 

  1. Giai đoạn tìm tòi con đường cứu nước, giải phóng dân tộc được tính từ:
    1. Năm 1890 đến năm 1911
    2. Năm 1911 đến năm 1920
    3. Năm 1921 đến năm 1930
    4. Cả a, b, c sai

 

  1. Giai đoạn hình thành cơ bản tư tưởng về con đường cách mạng Việt Nam được tính từ:
    1. Năm 1911 đến năm 1920
    2. Năm 1921 đến năm 1930
    3. Năm 1930 đến năm 1941
    4. Năm 1940 đến năm 1945

 

  1. Giai đoạn vượt qua thử thách, kiên trì con đường đã xác định cho cách mạng Việt Nam được tính từ:
    1. Năm 1911 đến năm 1920
    2. Năm 1921 đến năm 1930
    3. Năm 1930 đến năm 1941
    4. Năm 1941 đến năm 1945

 

  1. Giai đoan phát triển và thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh được tính từ:
    1. Năm 1921 đến năm 1930
    2. Năm 1930 đến năm 1941
    3. Năm 1941 đến năm 1969
    4. Cả a, b, c sai

 

  1. Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại cách mạng vô sản là vấn đề:
    1. Dân tộc nói chung
    2. Dân tộc học
    3. Dân tộc thuộc đia và giải phóng thuộc địa
    4. Cả a, b, c đúng

 

  1. Thực chất vấn đề dân tộc thuộc địa trong tư tưởng Hồ Chí Minh là:
    1. Đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa khỏi sự áp bức, thống trị của nước ngoài, giành độc lập dân tộc, thành lập nhà nước dân tộc độc lập và đưa đất nước phát triển theo xu thế của thời đại
    2. Đòi quyền tự do dân chủ tối thiểu cho nhân dân
    3. Đòi quyền bình đẳng dân tộc
    4. Cả a, b, c đúng

 

  1. Hồ Chí Minh là người đấu tranh đòi quyền độc lập cho:
    1. Dân tộc Việt Nam
    2. Ba nước Đông Dương
    3. Các dân tộc thuộc địa ở Phương Đông
    4. Dân tộc Việt Nam và tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

 

  1. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành được thắng lợi cần phải:
    1. Tiến hành chủ động và sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng ở chính quốc.
    2. Dựa vào thắng lợi của cách mạng ở các nước thuộc địa khác
    3. Dựa vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở các nước chính quốc
    4. Cả a, b, c

 

  1. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành thắng lợi phải:
    1. Thực hiện bằng con đường bạo lực
    2. Kết hợp lực lượng chính trị của quần chúng với lực lượng vũ trang nhân dân
    3. Bằng con đường bạo lực, kết hợp lực lượng chính trị của quần chúng với lực lượng vũ trang nhân dân
    4. Cả a, b, c sai

 

  1. Bạo lực cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh là:
    1. Đấu tranh chính trị
    2. Đấu tranh vũ trang
    3. Kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh kinh tế
    4. Kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang

 

  1. Thực chất của giải phóng giai cấp theo tư tưởng Hồ Chí Minh là:
    1. Xóa bỏ các giai cấp bóc lột với tính cách là giai cấp thống trị xã hội
    2. Tiêu diệt các cá nhân những con người thuộc các giai cấp bóc lột
    3. Làm cho giai cấp công nhân lên nắm chính quyền
    4. Cả a, b, c đúng

 

  1. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, giải phóng con người trước hết là:
    1. Giải phóng quần chúng lao động
    2. Giải phóng giai cấp công nhân
    3. Giải phóng giai cấp nông dân
    4. Giải phóng tầng lớp trí thức

 

  1. Giải phóng con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh là:
    1. Giải phóng con người với tư cách từng cá nhân
    2. Giải phóng con người với tư cách là cả loài người
    3. Giải phóng con người với tư cách từng cá nhân và giải phóng con người với tư cách là cả loài người
    4. Cả a, b, c sai

 

  1. Giải phóng dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh, xét về thực chất là:
    1. Đánh đổ ách áp bức, thống trị của đế quốc, thực dân giành độc lập dân tộc
    2. Giành độc lập dân tộc, hình thành nhà nước dân tộc độc lập
    3. Đánh đổ ách áp bức, thống trị của đế quốc, thực dân giành độc lập dân tộc, hình thành nhà nước độc lập và tự do lựa chọn con đường phát triển của dân tộc phù hợp với xu thế phát triển của thời đại
    4. Cả a, b, c sai

 

  1. Các loại kẻ thù cần phải đánh đổ trong quá trình giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh là:
    1. Đế quốc
    2. Thực dân và tay sai của chúng
    3. Nghèo nàn dốt nát, lạc hậu và chủ nghĩa cá nhân dưới mọi hình thức
    4. Cả a,b, c đúng

 

  1. Mục đích của tư tưởng Hồ Chí Minh là:
    1. Giải phóng dân tộc
    2. Giải phóng giai cấp
    3. Giải phóng con người
    4. Cả a, b, c đúng

 

  1. Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ:
    1. Quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin
    2. Chủ nghĩa yêu nước
    3. Truyền thống văn hóa dân tộc
    4. Cả a, b, c đúng

 

  1. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chế độ chính trị mà chúng ta xây dựng là chế độ:
    1. Do giai cấp công nhân làm chủ
    2. Do giai cấp nông dân làm chủ
    3. Do công, nông, trí thức làm chủ
    4. Do nhân dân làm chủ

 

  1. Theo Hồ Chí Minh, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại hình thức:
    1. Sở hữu nhà nước và sở hữu hợp tác xã
    2. Sở hữu tư nhân
    3. Sở hữu của nhà tư bản
    4. Cả a, b, c

 

  1. Theo Hồ Chí Minh, trong thời kỳ quá độ lên CNXH, để nền kinh tế phát triển thì phải ưu tiên:
    1. Kinh tế hợp tác xã
    2. Kinh tế hộ gia đình
    3. Kinh tế quốc doanh
    4. Kinh tế tư bản tư nhân

 

  1. Theo Hồ Chí Minh, trong nền kinh tế động lực quan trọng và bao trùm nhất là:
    1. Vốn
    2. Tài nguyên thiên nhiên
    3. Con người
    4. Chính sách kinh tế đúng đắn

 

  1. Để phát huy động lực con người, theo Hồ Chí Minh cần phải:
    1. Phát huy sức mạnh đoàn kết của cả cộng đồng dân tộc
    2. Phát huy sức mạnh của mỗi cá nhân con người
    3. Phát huy sức mạnh tập thể
    4. Phát huy sức mạnh các cá nhân và tinh thần đoàn kết của cả cộng đồng dân tộc

 

  1. Theo Hồ Chí Minh, động lực chủ yếu để phát triển đất nước là:
    1. Sức mạnh đoàn kết của cả cộng đồng dân tộc
    2. Sức mạnh của cá nhân con người
    3. Sức mạnh thời đại
    4. Cả a, b, c sai

 

  1. Nguyễn Tất Thành đã tham gia cuộc biểu tình chống thuế của nông dân tỉnh Thừa Thiên vào thời gian nào?
    1. 1905
    2. 1908
    3. 1906
    4. 1911

 

  1. Muốn phát huy động lực của CNXH, theo Hồ Chí Minh cần phải chống:
    1. Chủ nghĩa cá nhân
    2. Tham ô, lãng phí, quan liêu
    3. Chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết, vô kỷ luật, chủ quan, bảo thủ, giáo điều, lười biếng
    4. Cả a, b, c đúng

 

  1. Để đi lên CNXH, theo Hồ Chí Minh, nước ta cần trải qua hình thức:
    1. Quá độ trực tiếp
    2. Quá độ gián tiếp
    3. Vừa trực tiếp vừa gián tiếp
    4. Đi thẳng lên CNXH

 

  1. Theo Hồ Chí Minh, đặc điểm cơ bản nhất của nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH là:
    1. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không phải trải qua giai đoạn phát triển TBCN
    2. Bị chiến tranh tàn phá nặng nề
    3. Chúng ta đã giành được những thắng lợi vẻ vang
    4. Cả a, b, c

 

  1. Nguyễn Tất Thành dạy học ở trường Dục Thanh thời gian nào?
    1. 9/1910 – 5/1911
    2. 9/1909 – 4/1911
    3. 9/1908 – 9/1909
    4. 9/1910 – 2/1911

 

  1. Theo Hồ Chí Minh, nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ ở nước ta là phải:
    1. Xây dựng nền tảng vật chất và kỷ thuật của chủ nghĩa xã hội
    2. Cải tạo nền kinh tế cũ
    3. Xây dựng nền kinh tế mới
    4. Cả a, b, c đúng

 

  1. Để đảm bảo thực hiện thắng lợi CNXH ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ, theo Hồ Chí Minh phải:
    1. Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng
    2. Nâng cao năng lực quản lý của nhà nước
    3. Phát huy tính tích cực, chủ động của các tổ chức chính trị – xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức và tài
    4. Cả a, b, c

 

  1. Theo Hồ Chí Minh, về bước đi trong thời kỳ quá độ, chúng ta phải:
    1. Trải qua nhiều bước, làm dần dần, từng bước vững chắc
    2. Có bước ngắn, bước dài, chủ quan, nóng vội sẽ thất bại
    3. Cần tranh thủ sự ủng hộ của các nước trên thế giới
    4. Cả a, b, c

 

  1. Theo Hồ Chí Minh, cách làm của CNXH là:
    1. Đem của dân, tài dân, sức dân làm lợi cho dân
    2. Nhà nước phải chăm lo mọi mặt đời sống nhân dân
    3. Phải dựa vào sự giúp đỡ của các nước XHCN
    4. Cả a, b, c đúng

 

  1. Nguyễn Ái Quốc làm Trưởng ban Nghiên cứu thuộc địa của Đảng Cộng Sản Pháp năm nào?
    1. 1920
    2. 1921
    3. 1923
    4. 1922
  2. Nguyễn Tất Thành lấy tên là Nguyễn Ái Quốc vào thời gian nào?
    1. Khi Nguyễn Tất Thành lần đầu tiên đến Pháp tháng 7 năm 1911
    2. Năm 1918 khi Nguyễn Tất Thành tham gia Đảng Xã Hội Pháp
    3. Năm 1930 khi Người Chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam
    4. Khi Người gởi Bản yêu sách 8 điểm đòi các quyền dân tộc cơ bản cho nhân dân An nam tới Hội nghị Véc Xây 18/ 6/1919

 

  1. Truyện ngắn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc nhan đề Pari được đăng trên tờ báo nào?
    1. L’ Humanite
    2. Le paria
    3. Pravđa
    4. Thư tín Quốc tế

 

  1. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Đại đoàn kết dân tộc:
    1. Là vấn đề cơ bản có ý nghĩa chiến lược
    2. Là điểm mẹ, điểm này mà tốt, thì đẻ ra con cháu đều tốt
    3. Là vấn đề quyết định thành công của cách mạng
    4. Cả a, b, c đúng

 

  1. Vở kịch Con Rồng tre được Nguyễn Ái Quốc viết về sự kiện ông vua An nam nào sang Pháp?
    1. Thành Thái
    2. Duy Tân
    3. Bảo Đại
    4. Khải Định

 

  1. Trong cả cuộc đời Bác Hồ đã sử dụng bao nhiêu Tên gọi vá Bút danh?
    1. 155
    2. 160
    3. 168
    4. 170

 

  1. Nguyễn Ái Quốc cùng các Đại biểu Quốc Tế Cộng Sản viếng Lênin khi Lênin mất vào năm nào?
    1. 1921
    2. 1924
    3. 1923
    4. 1925

 

  1. Trong Mặt trận dân tộc thống nhât, Đảng cộng sản là:
    1. Thành viên của Mặt trận dân tộc thống nhất
    2. Lực lượng lãnh đạo Mặt trận dân tộc thống nhất
    3. Vừa là thành viên vừa là lực lượng lãnh đạo Mặt trận dân tộc thống nhất
    4. Cả a, b, c sai

 

  1. Ngay sau khi tới Quảng Châu Trng Quốc (1924) Nguyễn Ái Quốc đã gửi thư về Mátxcơva, cho những đâu?
    1. Quốc tế Cộng sản
    2. Tổng thư ký Quốc tế nông dân
    3. Bộ biên tập tạp chí Rabotnhitxa
    4. Tất cả các nơi trên

 

  1. Nguyễn Ái Quốc đã tiếp xúc với nhóm “Tâm tâm Xã” ở đâu?
    1. Hồng Công, Trung Quốc
    2. Ma Cao, Trung Quốc
    3. Thượng Hải, Trung Quốc
    4. Quảng Châu, Trung Quốc

 

  1. Nguyễn Ái Quốc đã cải tổ Tâm tâm xã thành Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên vào năm nào?
    1. 1923
    2. 1925
    3. 1924
    4. 1927

 

  1. Trong những luận điểm sau đây, luận điểm nào là của Hồ Chí Minh:
    1. Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại
    2. Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại
    3. Vô sản tất cả các nước liên hiệp lại
    4. Lao động tất cả các nước đoàn kết lại

 

  1. Luận điểm “Công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện bằng sự nỗ lực của bản thân anh em” là của:
    1. Các Mác
    2. ĂngGhen
    3. I. Lênin
    4. Hồ Chí Minh

 

  1. Luận điểm “Chủ nghĩa tư bản là con đỉa có 2 vòi, một vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một vòi bám vào giai cấp vô sản và nhân dân lao động ở các thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy, ta phải đồng thời cắt cả hai vòi” của Hồ Chí Minh được trích từ tác phẩm:
    1. Bản án chế độ thực dân Pháp
    2. Đường cách mệnh
    3. Báo Người cùng khổ
    4. Báo thanh niên

 

  1. Luận điểm “chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước” của Hồ Chí Minh được trích từ tác phẩm:
    1. Báo cáo về Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ
    2. Đường cách mệnh
    3. Bản án chế độ thực dân Pháp
    4. Nhật ký trong tù

 

  1. Định nghĩa về văn hoá theo tư tưởng Hồ Chí Minh đã chỉ ra:
    1. Nguồn gốc của văn hoá
    2. Mục tiêu của văn hoá
    3. Các bộ phận hợp thành văn hoá
    4. Cả a, b, c

 

  1. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hoá có chức năng:
    1. Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho con người
    2. Nâng cao dân trí
    3. Bồi dưỡng những phẩm chính tốt đẹp, những phong cách, lối sống lành mạnh, luôn hướng con người vươn tới các giá trị chân, thiện, mỹ, không ngừng hoàn thiện bản thân mình
    4. Cả a, b, c

 

  1. Trong số các đồng chí sau, ai là người đã được gặp Hồ Chí Minh năm 1925?
    1. Tôn Đức Thắng
    2. Hồ Tùng Mậu
    3. Trường Chinh
    4. Lê Duẩn

 

  1. Nguyễn Ái Quốc tổ chức “Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức” khi đang ở đâu?
    1. Quảng Châu, Trung Quốc
    2. Cao Bằng, Việt Nam
    3. U Đôn, Thái Lan
    4. Pari, Pháp

 

  1. Tại Quảng Châu Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc đã mở các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ tiền bối cho cách mạng Việt Nam vào những năm nào?
    1. 1925 – 1927
    2. 1923 -1924
    3. 1924 -1926
    4. 1926 – 1927

 

  1. Tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện cán bộ được Bộ tuyên truyền của Hội liên hiệp thuộc địa xuất bản thành tác phẩm gì?
    1. Bản án chế độ thực dân Pháp
    2. Con Rồng tre
    3. I.Lênin và Phương Đông
    4. Đường cách mệnh

 

  1. Khẩu hiệu chiến lược: “Giai cấp vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại” là của:
    1. Các Mác
    2. ĂngGhen
    3. I.Lênin
    4. Hồ Chí Minh

 

  1. Nguyễn Ái Quốc đã trích dẫn luận điểm nổi tiếng của V.I.Lênin: “Không có lý luận cách mệnh thì không có cách mệnh vận động…chỉ có theo lý luận cách mệnh tiên phong, Đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiền phong” câu nói này được ghi ở trang đầu cuốn sách nào?
    1. Lênin với các dân tộc thuộc địa
    2. Đường cách mệnh
    3. Bản án chế độ thực dân Pháp
    4. Nhật ký tronh tù

 

  1. Tuần báo Thanh niên – cơ quan Trung ương của Tổng bộ Việt Nam cách mạng thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra số đầu tiên vào thời gian nào ?
    1. 21/6/1924
    2. 21/6/1926
    3. 21/6/1927
    4. 21/6/1925

 

  1. Nguyễn Ái Quốc mang tên Lý Thụy thời gian nào?
    1. 7/1922
    2. 7/1925
    3. 7/1924
    4. 7/1926

 

  1. Mang tên Lý Thụy, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập và lãnh đạo tổ chức nào?
    1. Tân Việt cách mạng Đảng
    2. Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức
    3. Hội liên hiệp thuộc địa
    4. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên

 

  1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam được hình thành về cơ bản vào thời gian nào?
    1. 1945
    2. 1930
    3. Năm 1925
    4. Năm 1920

 

  1. Nguyễn AisQuoocs được Trương vân Lĩnh – một người tốt nghiệp trường quân sự Hoàng Phố đang làm việc ở sở Công an của chính quyền Tưởng Giới Thạch đến báo tin : Chúng sắp bắt anh đấy ! vào thời gian nào?
    1. 5/1925
    2. 5/1926
    3. 5/1928
    4. 5/1927

 

  1. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, bản chất giai cấp công nhân của nhà nước ta quyết định ở chỗ:
    1. Nhà nước ta do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo
    2. Nhà nước ta định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội
    3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhà nước ta là nguyên tắc tập trung dân chủ
    4. Cả a, b & c đúng

 

  1. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, bản chất giai cấp công nhân của nhà nước ta thống nhất với tính nhân dân và tính dân tộc ở chỗ:
    1. Nhà nước ta ra đời là kết quả của quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ, với sự hy sinh xương máu của nhiều thế hệ cách mạng
    2. Nhà nước ta bảo vệ lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích của dân tộc làm nền tảng
    3. Nhà nước ta đứng ra đảm nhiệm nhiệm vụ lịch sử, lãnh đạo nhân dân ta tiến hành các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và bảo vệ Tổ quốc
    4. Cả a, b & c đúng

 

  1. Một nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ theo tư tưởng Hồ Chí Minh phải là:
    1. Một nhà nước hợp hiến
    2. Một nhà nước quản lý đất nước bằng pháp luật và chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống
    3. Một nhà nước có đội ngũ cán bộ, công chức có đủ đức, tài
    4. Cả a, b, c đúng

 

  1. Nguyễn Ái Quốc từ Italia đáp tầu thủy Nhật Bản đi Xiêm vào thời gian nào?
    1. 6/1929
    2. 6/1928
    3. 6/1932
    4. 6/1926

 

  1. Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức là:
    1. Một trong những nội dung của tu tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
    2. Một trong những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh
    3. Một luận điểm được trích trong Tuyên Ngôn độc lập
    4. Một luận điểm được trích trong Đường Cách Mạng

 

  1. Trung với nước, hiếu với dân là:
    1. Một trong những luận điểm trong tác phẩm Nhật Kí Trong Tù
    2. Một nội dung cơ bản, bao trùm của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
    3. Một trong những nguyên tắc cách mạng đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh
    4. Một trong những tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội

 

  1. Theo Hồ Chí Minh, cách mạng là:
    1. Sự nghiệp của giai cấp tư sản
    2. Sự nghiệp của Đảng
    3. Sự nghiệp của quần chúng bị áp bức
    4. Sự nghiệp của giai cấp nông dân

 

  1. Tại Xiêm (Thái Lan) Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Chín, mọi người tôn trọng gọi là Thầu Chín (Ông già Chín) từ thời gian nào?
    1. 8/1933
    2. 8/1930
    3. 8/1927
    4. 8/1928

 

  1. Đặc trưng chủ yếu của chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh là:
    1. Do nhân dân làm chủ
    2. Có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển khoa học kỹ thuật
    3. Không có người bóc lột người
    4. Các phương án trên đều đúng

 

  1. Mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội theo Hồ Chí Minh:
    1. Nâng cao đời sống nhân dân
    2. Củng cố chính trị
    3. Phát triển văn hóa
    4. Phát triển giao lưu đối ngoại

 

  1. Nhiệm vụ nổi bật nhất của cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là:
    1. Chống địa chủ phong kiến
    2. Phát triển văn hóa
    3. Chống đế quốc, giành độc lập cho dân tộc
    4. Người cày có ruộng

 

  1. Theo Hồ Chí Minh, cách mạng trước hết phải có:
    1. Đảng
    2. Dân
    3. Lính
    4. Bạn

 

  1. Theo Hồ Chí Minh, cách mạng giải phóng dân tộc cần phải được tiến hành:
    1. Linh hoạt
    2. Tự chủ
    3. Chủ động, sáng tạo
    4. Nhanh

 

  1. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng bạo lực cách mạng, Người cho rằng:
    1. Tiến hành chiến tranh càng nhanh càng tốt
    2. Hòa hoãn không nên tiến hành chiến tranh
    3. Tiến hành chiến tranh là giải pháp bắt buộc cuối cùng
    4. Người không có tư tưởng về bạo lực cách mạng

 

  1. Một trong những nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng quan trọng nhất theo tư tưởng Hồ Chí Minh là:
    1. Đoàn kết
    2. Cấp dưới phục tùng cấp trên
    3. Tập trung dân chủ
    4. Tự phê bình và phê bình

 

  1. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, kẻ thù chung của cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa là:
    1. Giai cấp tiểu tư sản
    2. Chủ nghĩa đế quốc
    3. Chủ nghĩa cá nhân
    4. Giai cấp phong kiến

 

  1. Để chống lại bạo lực phản cách mạng, theo tư tưởng Hồ Chí Minh chủ trương phải dùng:
    1. Bạo lực cách mạng
    2. Tự vệ
    3. Chính sách mềm dẻo
    4. Chính sách hòa hoãn

 

  1. Hồ Chí Minh cho rằng: “Muốn khỏi đi lạc phương hướng, quần chúng phải có Đảng lãnh đạo để nhận rõ tình hình, đường lối và…….. cho đúng”. Điều vào chỗ trống để hoàn thành luận điểm trên theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
    1. Định mục tiêu
    2. Định phương châm
    3. Định mục đích
    4. Định chiến lược

 

  1. Nguyễn Ái Quốc bị tòa án Vinh (Nghệ An) xử vắng mặt và bị khép vào tội tử hình vào thời gian nào?
    1. 10/1925
    2. 10/1929
    3. 10/1930
    4. 10/1932

 

  1. Nguyễn Ái Quốc rời Xiêm đi Trung Quốc vào thời gian nào?
    1. 11/1929
    2. 11/1927
    3. 11/1928
    4. 11/1930

 

 

  1. Đối với các dân tộc trên thế giới, Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ độc lập, tự do và quyền…..giữa các dân tộc. Điền vào chỗ trống để hoàn thành luận điểm trên theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
    1. Sinh sống
    2. Sinh tồn
    3. Bình đẳng
    4. Tự quyết

 

  1. Theo Hồ Chí Minh, ai “là người đầu tiên đã đặt cơ sở cho một thời đại mới, thật sự cách mạng trong các nước thuộc địa?
    1. Ăngghen
    2. Mác
    3. I.Lênin
    4. Xtalin

 

  1. Ngày 1/5/1930 Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở đâu?
    1. Xing ga po
    2. Liên Xô
    3. Trung Quốc
    4. Xiêm

 

  1. Nguyễn Ái Quốc bị cảnh sát Anh bắt ở Hồng Công vào thời gian nào?
    1. 6/1930
    2. 6/1931
    3. 6/1932
    4. 6/1933

 

  1. Khi bị bắt, Nguyễn Ái Quốc mang thẻ căn cước có tên là gì?
    1. Tống văn Sơ
    2. Lý Thụy
    3. Hồ Quang
    4. Thầu Chín

 

  1. Hồ Chí Minh khẳng định: “con đường tiến tới chủ nghĩa xã hội là con đường …không ai ngăn cản nổi”. Điền từ thích hợp vào dấu…?
    1. tự do của mỗi dân tộc
    2. tự quyết của mỗi quốc gia
    3. chung của thời đại
    4. thích hợp nhất của thời đại

 

  1. Nguyễn Ái Quốc bị thực dân Anh giam giữ ở Hồng Công trong thời gian nào?
    1. 6/1931 – 1/1932
    2. 6/1931 – 1/1934
    3. 6/1931 – 1/1933
    4. 6/1931 -1/1935

 

  1. Ai là người đã có công trong việc cứu Nguyễn Ái Quốc ra khỏi nhà tù của thực dân Anh ở Hồng công?
    1. Tống Khánh Linh
    2. Luật sư Lôdơbai(Lôdơbi)
    3. Luật sư Nô oen Prit
    4. Tô mát Xau tuôn (Phó thống đốc Hồng Công)

 

  1. Hình thức tổ chức thích hợp nhất để đoàn kết nhân dân, theo Hồ Chí Minh là gì?
    1. Đoàn kết dân tộc
    2. Mặt trận dân tộc thống nhất
    3. Hợp tác quốc tế
    4. Mở rộng quan hệ với mọi người

 

  1. Nguyễn Ái Quốc viết 1 bức thư gửi cho một cán bộ của Quốc tế Cộng Sản có đoạn viết :“Đồng chí có hình dung tôi đang sống trong tình trạng tinh thần và vật chất như thế nào không: biết là có nhiều công việc nhưng không thể làm gì được, ăn không, ngồi rồi, không có tiền, sống ngày nào hay ngày ấy mà không được phép hoạt động, vv…”. Bức thư đó Nguyễn Ái Quốc viết khi nào?
    1. 4/1925
    2. 4/1930
    3. 4/1927
    4. 4/1937

 

  1. Nguyễn Ái Quốc được Ban chấp hành Trung ương Quốc tế Cộng sản ra Quyết định đồng ý để Người trở về Đông Dương theo nguyện vọng vào thời gian nào?
    1. 4/1924
    2. 8/1938
    3. 4/1929
    4. 4/1928

 

  1. Nguyễn Ái Quốc đến Trung Quốc chuẩn bị cho hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản Việt Nam vào thời gian nào?
    1. 12/1929
    2. 12/1927
    3. 12/1928
    4. 12/1930

 

  1. Nguyễn Ái Quốc đã viết thư gửi một đồng chí Quốc tế Cộng sản yêu cầu được giao công việc sau một số năm ở trong tình trạng không hoạt động kể từ khi Người bị bắt ở Hồng Công?
    1. 6/1941
    2. 6/1939
    3. 6/1938
    4. 6/1935

 

  1. Từ tháng 10/1934 đến hết 1935 học tại trường Quốc tế V.I.Lênin Bác Hồ lấy tên là gì?
    1. Thầu Chín
    2. Vương
    3. Lin
    4. Hồ Quang

 

  1. Trong di chúc, Chủ Tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Các đồng chí từ Trung ương đến các Chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong Đảng như…”. Tìm cụm từ thích hợp điền vào dấu…ở câu trên?
    1. Giữ gìn tài sản của chính mình
    2. Giữ gìn con mắt của chính mình
    3. Giữ gìn con cái, tài sản của mình
    4. Giữ gìn con ngươi của mắt mình

 

  1. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, bản chất giai cấp công nhân của nhà nước ta quyết định ở chỗ:
    1. Nhà nước ta do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo
    2. Nhà nước ta định hướng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội
    3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhà nước ta là nguyên tắc tập trung dân chủ – nguyên tắc Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân
    4. Cả a, b, c đúng

 

  1. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, bản chất giai cấp công nhân của nhà nước ta thống nhất với tính nhân dân và tính dân tộc ở chỗ:
    1. Nhà nước ta ra đời là kết quả của quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ, với sự hy sinh xương máu của nhiều thế hệ cách mạng, của cả dân tộc
    2. Nhà nước ta bảo vệ lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích của dân tộc làm nền tảng
    3. Nhà nước ta đứng ra đảm nhiệm nhiệm vụ lịch sử, lãnh đạo nhân dân ta tiến hành các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và bảo vệ Tổ quốc
    4. Cả a, b & c

 

  1. Đề tài nghiên cứu của Nguyễn Ái Quốc ở lớp nghiên cứu sinh tại Viện nghiên cứu các vấn đề thuộc địa mở năm 1937 là đề tài gì?
    1. “Vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa”
    2. “Vấn đề thanh niên ở thuộc địa”
    3. “Cách mạng ruộng đất ở Đông nam Á”
    4. “Vấn đề dân tộc thuộc địa”

 

  1. Bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện ở:
    1. Số lượng Đảng viên xuất thân từ công nhân trong Đảng
    2. Trình độ Đảng viên trong Đảng
    3. Nền tảng lý luận, mục tiêu, đường lối, nguyên tắc tổ chức của Đảng
    4. Cả a, b & c

 

  1. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, luận điểm Đảng Cộng sản Việt Nam là “Đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là Đảng của dân tộc Việt Nam” nhằm:
    1. Xác định vị thế cầm quyền của Đảng
    2. Xác định bản chất giai cấp của Đảng
    3. Xác định chức năng của Đảng
    4. Xác định vai trò lãnh đạo của Đảng

 

  1. Sức mạnh của cách mạng giải phóng dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh, gồm:
    1. Sức mạnh liên minh chiến đấu giữa lao động ở các thuộc địa và lao động thuộc địa với vô sản chính quốc
    2. Sức mạnh của giai cấp vô sản, cách mạng vô sản và Đảng Cộng sản
    3. Sức mạnh của 3 dòng thác cách mạng và tiến bộ khoa học công nghệ
    4. Cả a, b & c

 

  1. Câu nói: “Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ba bữa. đem gạo đó để cứu dân nghèo” được trích trong thư Bác Hồ gửi đồng bào toàn quốc kêu gọi ra sức cứu đói vào thời gian nào?
    1. 5/9/1945
    2. 23/9/1945
    3. 28/9/1945
    4. 6/1/1946

 

  1. “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” Hồ Chí Minh trích câu đó trong văn kiện nào?
    1. Đường Cách mệnh
    2. Tuyên ngôn độc lập
    3. Bản án chế độ thực dân Pháp
    4. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

 

  1. Hồ Chí Minh nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” vào ngày tháng năm nào?
    1. 21/11/1946
    2. 19/5/1954
    3. 19/5/1960
    4. 19/5/1969

 

  1. Gia nhập giải phóng quân Trung Quốc, với phù hiệu Bát lộ quân Nguyễn Ái Quốc mang quân hàm gì?
    1. Thiếu tướng
    2. Trung úy
    3. Thiếu tá
    4. Trung sỹ

 

  1. Nguyễn Tất Thành nói: “Tôi muốn đi ra nước ngoài xem nước Pháp và các nước khác làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”. Câu nói đó vào thời gian nào?
    1. 6/1909
    2. 7/1910
    3. 6/1911
    4. 6/1912

 

  1. Về đến Quảng Tây Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc đã liên lạc được với Đảng Cộng Sản Đông Dương vào thời gian nào?
    1. Tháng 2/1939
    2. Tháng 2/1940
    3. Tháng 2/1943
    4. Tháng 2/1941

 

  1. Thời kỳ 1939 – 1940 khi hoạt động ở Trung Quốc Nguyễn Ái Quốc mang bí danh gì?
    1. Vương
    2. Lý Thụy
    3. Vương Đạt Nhân
    4. Thọ

 

  1. Hồ Chí Minh trực tiếp về nước lãnh đạo cách mạng Viêtj Nam vào thời gian nào?
    1. 28/1/1941
    2. 8/2/1941
    3. 15/1/1941
    4. 20/2/1940

 

  1. Địa danh đầu tiên được Hồ Chí Minh đặt chân đến khi về nước tại cột mốc 108 trên biên giới Việt Trung thuộc huyện nào của tỉnh Cao Bằng?
    1. Hòa An
    2. Nguyên Bình
    3. Hà Quảng
    4. Trà Lĩnh

 

  1. Hồ Chí Minh thí điễmây dựng Mặt trận Việt Minh đầu tiên ở tỉnh nào?
    1. Thái Nguyên
    2. Tuyên Quang
    3. Cao Bằng
    4. Lạng sơn

 

  1. Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc có viết một tác phẩm có câu mở đầu:

“Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

Đó là tác phẩm:

  1. Đường cách mệnh
  2. Lịch sử nước ta
  3. Bài ca du kích
  4. Cả a, b,c sai

 

  1. Theo Hồ Chí Minh, ưu điểm lớn nhất của học thuyết Khổng Tử là gì?
    1. Tinh thần hiếu học
    2. Quản Lý xã hội bằng đạo đức
    3. Sự tu dưỡng đạo đức cá nhân
    4. Cả 3 phương án trên

 

  1. Theo Hồ Chí Minh, ưu điểm lớn nhất của chủ nghĩa Mác là gì?
    1. Bản chất cách mạng
    2. Bản chất khoa học
    3. Chủ nghĩa nhân đạo triệt để
    4. Phương pháp làm việc biện chứng

 

  1. Chọn phương án trả lời đúng với tư tưởng Hồ Chí Minh:
    1. Cách mạng giải phóng dân tộc giành thắng lợi đồng thời với thắng lợi của cách mạng ở chính quốc
    2. Thắng lợi của cách mạng ở thuộc địa phải phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc
    3. Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có khả năng giành được thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc
    4. Cả a, b, c sai

 

  1. Chọn cụm từ đúng với tư tưởng Hồ Chí Minh điền vào chổ trống:

“Nông dân giàu thì nước ta giàu,…thịnh thì nước ta thịnh”

  1. Công Nghiệp
  2. Thương nghiệp
  3. Nông nghiệp
  4. Thương mại

 

  1. Điền vào chổ trống, hoàn chỉnh câu thơ sau của Hồ Chí Minh:

“Rằng đây bốn biển một nhà

…….đều là anh em”

  1. Lao động thế giới
  2. Bốn phương vô sản
  3. Vàng đen trắng đỏ
  4. Công nhân các nước

 

  1. Theo Hồ Chí Minh, “Giặc nội xâm”bao gồm những loại nào?
    1. Tham ô
    2. Quan liêu
    3. Lãng phí
    4. Cả a, b, c

 

  1. Theo Hồ Chí Minh, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân nghĩa là gì?
    1. Chỉ bảo vệ lợi ích tập thể
    2. Loại bỏ lợi ích cá nhân
    3. Không giày xéo lên lợi ích cá nhân
    4. Cả a, b, c đúng

 

  1. Về đến Cao Bằng Nguyễn Ái Quốc dùng bí danh gì để hoạt động cách mạng?
    1. Thầu Chín
    2. Lý Thụy
    3. Vương Đạt Nhân
    4. Già Thu

 

  1. Chọn phương án trả lời đúng. Cách mạng giải phóng dân tộc có khả năng chủ động giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc vì?
    1. Kẻ thù ở thuộc địa yếu hơn kẻ thù của giai cấp vô sản ở chính quốc
    2. Lực lượng cách mạng ở thuộc địa đông và mạnh hơn lực lượng cách mạng ở chính quốc
    3. Nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa tập trung ở thuộc địa hơn ở các nước chính quốc
    4. Cả a, b, c

 

  1. Chọn cụm từ điền vào chổ trống đúng với tư tưởng Hồ Chí Minh.Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước thuộc địa nửa phong kiến,…
    1. bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa
    2. Không kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa
    3. Bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa
    4. Xuyên qua chủ nghĩa tư bản

 

  1. Chọn phương án trả lời đúng nhất theo tư tưởng Hồ Chí Minh?

Nhà nước Việt Nam…

  1. Mang bản chất giai cấp công nhân
  2. Có tính dân tộc, tính nhân dân sâu sắc
  3. Có sự thống nhất bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc
  4. Cả a, b, c đúng

 

  1. Đặc điểm đặc sắc nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền là gì?
    1. Coi trong pháp luật trong quản lý
    2. Đề cao đạo đức trong quản lý xã hội
    3. Kết hợp nhuần nhuyễn cả pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội
    4. Đảm bảo tính nghiêm minh

 

  1. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX đã đưa ra định nghĩa: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo… vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại”. Hãy điền vào dấu … từ thích hợp để hoàn thiện câu trên?
    1. Chủ nghĩa duy vật
    2. Chủ nghĩa xã hội khoa học
    3. Chủ nghĩa Mác- Lênin
    4. Chủ nghĩa duy vật khoa học

 

  1. “Trong lúc này quyền lợi của dân tộc là cao hơn hết thảy. Đó là khẳng định của Hội nghị Trung ương nào?
    1. Hội nghị Trung ương lần thứ VI (11/1939)
    2. Hội nghị Trung ương lần thứ VIII (5/1941)
    3. Hội nghị toàn quốc của Đảng (8/1945)
    4. Hội nghị Trung ương lần thứ VII (11/1940)

 

  1. Vì sao, trong quá trình tìm đường cứu nước Hồ Chí Minh đã không lựa chọn con đường cách mạng tư sản?
    1. Vì cách mạng tư sản không phù hợp với Việt nam
    2. Vì cách mạng tư sản chỉ phù hợp với các nước Phương Tây
    3. Vì cách mạng tư sản là “cách mạng không đến nơi, cách mạng không triệt để”
    4. Vì cách mạng Việt nam không có giai cấp tư sản lãnh đạo

 

  1. Vì sao sơ thảo lần thứ nhất luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin làm cho Nguyễn Ái Quốc “cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao”?
    1. Vì nó được viết ra bởi một lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân
    2. Vì nó đã giải đáp cho Nguyễn Ái Quốc con đường giành độc lập, tự do cho đồng bào
    3. Vì nó đề cập đến cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Việt nam
    4. Vì nó là cuộc cách mạng vô cùng quan trọng

 

  1. “Cái cần thiết cho chúng ta, con đường giải phóng chúng ta”. Cái cần thiết… đó Nguyễn Ái Quốc tìm thấy khi đọc được ở đâu?
    1. Tuyên ngôn độc lập của Mỹ
    2. Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp
    3. Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin
    4. Cả a, b và c

 

  1. Theo Hồ Chí Minh, giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người thì nhiệm vụ đặt lên hàng đầu là gì?
    1. Giải phóng con người
    2. Giải phóng giai cấp
    3. Giải phóng dân tộc
    4. Đồng thời giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp
  2. Theo đề nghị của Nguyễn Ái Quốc, Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam được lấy tên là “Việt Nam độc lập đồng minh” gọi tắt là “Việt Minh”, Mặt trận Việt Minh được thành lập khi nào?
    1. 19/5/1941
    2. 20/5/1941
    3. 25/10/1941
    4. 17/10/1942

 

  1. Nguyễn Ái Quốc lấy tên mới là Hồ Chí Minh lên đường đi Trung Quốc đẻ liên lạc với các lực lượng Đồng minh chống chiến tranh phát xít vào thời gian nào?
    1. 5/1941
    2. 8/1942
    3. 5/1943
    4. 8/1943

 

  1. Hồ Chí Minh bị chính quyền Quốc dân Đảng của Trung Hoa bắt và giam giữ trong thời gian nào?
    1. 8/1942 – 1/1943
    2. 8/1942 – 6/1943
    3. 8/1942 – 9/1943
    4. 8/1942 – 8/1944

 

  1. Thời gian bị giam giữ trong các nhà tù ở Quảng Tây Trung Quốc Hồ Chí Minh đã viết tập thơ “Nhật ký trong tù”. Tập thơ đó có bao nhiêu bài?
    1. 100 bài
    2. 134 bài
    3. 234 bài
    4. 334 bài

 

  1. Bài thơ “Thân thể ở trong lao, tinh thần ở ngoài lao, muốn lên sự nghiệp lớn, tinh thần càng phải cao” được viết ở trang nào của tập thơ “Nhật ký trong tù”?
    1. Trang số một
    2. Trang cuối
    3. Trang bìa
    4. Trang giữa

 

  1. Ra khỏi nhà tù của Tưởng Giới Thạch, Hồ Chí Minh ở lại Trung Quốc làm một số công việc trong tổ chức “Việt Nam cách mạng Đồng Minh hội”. Vào thời gian nào Hồ Chí Minh về Việt Nam?
    1. Tháng 7/1944
    2. Tháng 9/1944
    3. Tháng 8/1944
    4. Tháng 10/1944

 

  1. Sau khi về nước, Hồ Chí Minh viết thư gửi đồng bào toàn quốc chuẩn bị triệu tập Đại Hội Quốc dân. Ngườ khẳng định: “Cơ hội cho dân ta giải phóng ở trong một năm hoặc một năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp. Ta phải làm nhanh”. Bức thư đó Hồ Chí Minh viết vào thời gian nào?
    1. Tháng 10/1941
    2. Tháng 10/1942
    3. Tháng 10/1944
    4. Tháng 10/1943

 

  1. Tháng 12/1944, Hồ Chí Minh triệu tập một số cán bộ về Pác Bó (Cao Bằng) đẻ phổ biến chủ trương thành lập Quân giải phóng. Ai là người được Hồ Chí Minh chỉ định đảm nhiệm công tác này?
    1. Phùng Chí Kiên
    2. Võ Nguyên Giáp
    3. Hoàng văn Thái
    4. Vũ Anh

 

  1. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập khi nào?
    1. 20/12/1944
    2. 22/12/1944
    3. 30/12/1944
    4. 15/5/1945

 

  1. Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào vào ngày tháng năm nào?
    1. 4/5/1942
    2. 4/5/1945
    3. 4/5/1944
    4. 4/5/1943

 

  1. Cuộc hành quân của Hồ Chí Minh và đoàn cán bộ từ Pác Bó về Tân Trào kéo dài từ:
    1. Ngày 4/5/1945 – 21/5/1945
    2. Ngày 4/5/1945 – 13/8/1945
    3. Ngày 4/5/1945 – 19/8/1945
    4. Ngày 4/4/1945 – 30/8/1945

 

  1. Lời kêu gọi của Hồ Chí Minh: “Toàn quốc đồng bào hãy đứng lên đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” diễn ra trong thời gian nào?
    1. 5/1941
    2. 8/1945
    3. 9/1945
    4. 12/1946

 

  1. Tháng 12/1946, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ở đâu?
    1. Chiêm hóa, Tuyên Quang
    2. Vạn Phúc, Hà Đông
    3. Pác Bó, Cao Bằng
    4. Bắc Bộ Phủ, Hà Nội

 

  1. “Không! Chúng ta thề hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ!” Lời kêu gọi đanh thép này được trích trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Lời kêu gọi đó được viết vào thời gian nào?
    1. 5/11/1946
    2. 19/12/1946
    3. 20/12/1946
    4. 22/12/1946

 

  1. Trong lời kết thúc buổi ra mắt Đảng Lao Động Việt Nam, Hồ Chí Minh nói: “Mục đích của Đảng Lao Động Việt Nam gồm 8 chữ: ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN, PHỤNG SỰ TỔ QUỐC. Buổi ra mắt đó vào lúc nào?
    1. 3/3/1950
    2. 3/3/1951
    3. 3/3/1955
    4. 3/3/1960

 

  1. Khi trao nhiệm vụ cho một vị Tướng ngày 1/1/1954, Hồ Chí Minh nói: “Trao cho chú toàn quyền quyết định. Trận này quan trọng, phải đánh cho thắng! Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh!”. Vị Tướng được giao nhiệm vụ đó là ai?
    1. Hoàng văn Thái
    2. Võ Nguyên Giáp
    3. Nguyễn Chí Thanh
    4. Nguyễn Sơn

 

  1. Bác Hồ nói: “Ngày xưa các Vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước!”. Bác Hồ nói câu nói trên ở đâu?
    1. Tân Trào
    2. Hà Nội
    3. Đền Hùng
    4. Cổ Loa

 

  1. Chọn phương án trả lời đúng theo tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc ngoại giao:
    1. Phải cứng rắn về nguyên tắc
    2. Phải mềm dẻo về sách lược
    3. Vừa cứng rắn về nguyên tắc, vừa mềm dẻo về sách lược
    4. Dĩ bất biến, ứng vạn biến